ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mã ngành: 62 85 01 03
I. SỰ CẦN THIẾT CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Căn cứ pháp lý
– Căn cứ Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
– Căn cứ Công văn số 3281/BGDĐT-GDĐH ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện một số nội dung liên quan đến thẩm định chương trình đào tạo theo quy định của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015;
– Căn cứ Thông báo số 503/TB-ĐHH ngày 02 tháng 06 năm 2015 của Đại học Huế về Kết luận Hội nghị giao ban Đào tạo năm 2015, đề nghị các đơn vị tổ chức phổ biến và thực hiện điều chỉnh chương trình Đào tạo Sau đại học theo 07/2015/TT-BGDĐT.
– Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2012 về việc cho phép Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai.
– Căn cứ trên Kết luận số 109 /TB-ĐHNL-ĐTSDH ngày 30/9/2015 của Hiệu trưởng về điều chỉnh chương trình Đào tạo Sau Đại học theo Thông tư 07/2015/TT – BGDĐT.
– Căn cứ trên kết luận điều chỉnh của Hội đồng khoa học ngành Quản lý đất đai thực hiện điều chỉnh chương trình theo kết luận của Hiệu Trưởng.
2. Căn cứ thực tiễn
– Căn cứ kết quả khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực trình độ Tiến sĩ ngành Quản lý đất đai; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 4 và Điều 5 của TT 07 của Bộ GD và ĐT;
– Căn cứ vào việc tham khảo một số chương trình đào tạo tiên tiến tương đương cùng ngành trên thế giới và Việt Nam, sự thay đổi nội dung và tên môn học;
– Căn cứ thực tế về nguồn lực CSVC, đội ngũ và tài chính của trường.
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên ngành: Quản lý đất đai (Land Management)
2. Mã ngành: 62 85 01 03
3. Đơn vị quản lý trực tiếp: Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp
4. Các ngành dự thi
4.1. Ngành đúng, phù hợp
– Quản lý đất đai
– Quản lý thị trường bất động sản
– Trắc địa – Bản đồ
– Địa chính
– Công nghệ địa chính.
4.2. Ngành gần (cần phải học bổ sung kiến thức)
Theo Quyết định số 1748/QĐ-ĐHH ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Giám đốc Đại học Huế về việc ban hành danh mục ngành đúng, ngành gần và các học phần bổ túc kiến thức trong đào tạo trình độ Tiến sỹ.
Đối với ngành gần khác, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo của Khoa chuyên môn và Hội đồng tuyển sinh sẽ xét từng hồ sơ cụ thể.
5. Mục tiêu đào tạo
5.1. Mục tiêu chung
Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai phải đáp ứng mục tiêu của cấp học tiến sĩ do Nhà nước Việt Nam quy định là “Đào tạo Tiến sĩ Quản lý đất đai là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ, kinh tế đất và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai”.
5.2. Mục tiêu cụ thể
– Giúp cho nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản và có hiểu biết sâu về các lĩnh vực thuộc quản lý đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, công nghệ địa chính.
– Giúp cho nghiên cứu sinh có được những kiến thức cần thiết của các chuyên ngành liên quan như: Quản lý nhà nước về đất đai, hệ thống thông tin đất, quản lý tài nguyên đất tổng hợp, chính sách đất đai, độ phì đất, điều tra tài nguyên đất, … nhằm nâng cao kiến thức khoa học liên ngành, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học tài nguyên đất và phục vụ thực tiễn tốt công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai của Quốc gia.
– Giúp cho nghiên cứu sinh có kỹ năng chuyên môn cao trong việc Quản lý Tài nguyên đất, nắm vững thực tiễn Việt Nam và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu, giải quyết một cách độc lập các vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành Quản lý tài nguyên đất ở nước ta trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đúng đắn, có thông tin khoa học đầy đủ và đáp ứng được thực tiễn công việc ở miền Trung và Tây nguyên.
6. Hồ sơ nghề nghiệp
NCS sau khi tốt nghiệp Tiến sỹ ngành Quản lý đất đai, sẽ làm việc ở các cơ quan:
A. Cấp Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường.
B. Cấp tỉnh/thành phố
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên Môi trường của các tỉnh/thành phố, cảnh sát môi trường, Phòng quản lý đô thị.
C. Cấp huyện/quận
Phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng quản lý đô thị.
D. Các công ty, xí nghiệp
Các Công ty môi giới và định giá bất động sản, các Dự án liên quan đến bất động sản, các Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản, các Công ty trong, ngoài nước kinh doanh về bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, Các Công ty Tài nguyên & Môi trường, các Trung tâm/Xí nghiệp/Công ty đo đạc.
E. Các Viện, Trường Đại học, Cao đẳng, Tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài
7. Chuẩn đầu ra
NCS sau khi tốt nghiệp Tiến sỹ ngành Quản lý đất đai, nghiên cứu sinh sẽ phải đạt được các năng lực sau:
Năng lực | Chuẩn đầu ra |
---|---|
Chung | |
1. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp | Học viên tự học đạt chứng nhận B2 (bậc 4/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). |
2. Ứng dụng IT cho công việc | – Ứng dụng được IT trong phân tích số liệu, viết, vẽ, thiết kế và trình bày báo cáo, đạt bằng B tin học. |
3. Giao tiếp, tiếp dân, đàm phán và xây dựng mối quan hệ công tác | – Có được các phương pháp thích hợp và hành động chuẩn mực trong việc giao tiếp, tiếp dân, đàm phán và xây dựng mối quan hệ công tác. |
4. Tự làm việc và làm việc nhóm | – Chứng tỏ được các hoạt động để làm việc độc lập và hợp tác nhóm để đạt hiệu quả – Trao đổi các kết quả nghiên cứu rõ ràng, trực tiếp đến các nhóm khác nhau. |
5. Nhận thức về trách nhiệm xã hội, thái độ và hành vi quản lý công việc, phát triển nghề nghiệp và bồi dưỡng chuyên môn | – Nhận thức được các khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp và định hướng giá trị trong nghiên cứu – Xây dựng được định hướng về thái độ làm việc trong môi trường đa lĩnh vực – Xây dựng được kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn |
Cụ thể | |
1. Kiến thức chung về chuyên môn liên quan đến quản lý đất đai | – Hiểu và áp dụng được các kiến thức về hệ thống sinh thái nông nghiệp và mối liên kết giữa các thành phần như đất, nước, môi trường trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai |
2. Đo đạc, ứng dụng GIS và viễn thám để giải đoán ảnh, xây dựng bản đồ | – Sử dụng được các loại máy đo đạc, phần mềm chuyên ngành và các thiết bị liên quan đến ngành nghề – Đo đạc và xây dựng được bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên đề về quản lý đất đai – Ứng dụng được GIS và viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu và các loại bản đồ |
3. Quản lý nhà nước về đất đai | – Hiểu được các vấn đề về kinh tế, xã hội, pháp luật, thể chế và bối cảnh chính trị liên quan đến quản lý đất đai. Nhận biết được các bên liên quan ảnh hưởng đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai. – Hiểu và thực hiện được công tác thống kê, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai – Tham mưu được cho lãnh đạo để hoạch định, giải quyết về các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai. |
4. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp có lồng ghép biến đổi khí hậu | – Xây dựng được các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp khác nhau. Phân tích và lồng ghép được các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phương án quy hoạch sử dụng đất. – Chỉ đạo thực hiện và quản lý được các phương án quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quản lý tài nguyên nước ở các cấp khác nhau. – Đánh giá được hiệu quả của các phương án quy hoạch |
5. Quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai; độc lập nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án liên quan đến quản lý đất đai | – Đánh giá, phân tích và đề xuất được các giải pháp để quản lý hiệu quả và bền vững đất đai – Độc lập xây dựng được các ý tưởng, nhận ra các vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, thực hiện đề tài nghiên cứu, viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai và các dự án liên quan. |
III. HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC CHO CÁC NGÀNH GẦN
Theo Quyết định số 1748/QĐ-ĐHH ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Giám đốc Đại học Huế về việc ban hành danh mục ngành đúng, ngành gần và các học phần bổ túc kiến thức trong đào tạo trình độ Tiến sỹ.
Đối với ngành gần khác, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo của Khoa chuyên môn và Hội đồng tuyển sinh sẽ xét từng hồ sơ cụ thể.
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
4.1. Cấu trúc kiến thức của khung chương trình đào tạo
Bảng 4.1: Khung chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai
TT | Khối kiến thức | Tổng số tín chỉ |
1 | Kiến thức chung bắt buộc | 4 |
2 | Kiến thức chuyên sâu tự chọn | 4 |
3 | Tiểu luận tổng quan | 6 |
4 | Chuyên đề | 6 |
5 | Luận án | 70 |
Tổng | 90 |
4.2. Danh mục các học phần kiến thức chung bắt buộc (2HP = 4TC)
Bảng 4.2: Danh mục học phần kiến thức chung bắt buộc
TT | Mã số | Môn học | Số TC | Ghi chú |
1 | TNMT201 | Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp | 2 | Bắt buộc |
2 | TNMT202 | Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên đất đai | 2 | Bắt buộc |
4.3. Danh mục các học phần kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 2 trong 12 học phần = 4 tín chỉ)
Bảng 4.3: Danh mục học phần kiến thức chuyên ngành tự chọn
TT | Mã số | Học phần | Số TC | Ghi chú |
1 | TNMT203 | Hệ thống phát triển và kinh doanh bất động sản | 2 | Tự chọn |
2 | TNMT204 | Bảo tồn đất và nước trong nông nghiệp | 2 | Tự chọn |
3 | TNMT205 | Quy hoạch sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đối khí hậu | 2 | Tự chọn |
4 | TNMT206 | Phương pháp phân tích hệ thống trong Quản lý đất đai. | 2 | Tự chọn |
5 | TNMT207 | Hệ thống địa chính điện tử | 2 | Tự chọn |
6 | TNMT208 | Công nghệ Trắc địa và GPS trong quản lý đất đai | 2 | Tự chọn |
Ghi chú: NCS sẽ được Trưởng khoa chuyên môn và người hướng dẫn khoa học định hướng các học phần phù hợp với chuyên môn và nguồn nhân lực hiện có của Khoa trước khi đăng ký kế hoạch học tập và nghiên cứu.
4.4 Tiểu luận tổng quan: (bắt buộc, 6 TC)
Bảng 4.4. Danh mục tiểu luận tổng quan
TT | Mã số | Tên tiểu luận tổng quan | Số TC | Ghi chú |
1 | Hình thành theo đề tài NCS chọn | 6 | Giáo viên hướng dẫn |
4.5 Chuyên đề: (chọn 3 chuyên đề = 6 TC) ( Chọn 3 trong 12 chuyên đê)
Bảng 4.5: Danh mục chuyên đề tự chọn
TT | Mã số | Các chuyên đề | Số TC | Ghi chú |
1 | CĐTNMT201 | Luật và các chính sách về đất đai | 2 | Tự chọn |
2 | CĐTNMT202 | Quản lý nhà nước về đất đai | 2 | Tự chọn |
3 | CĐTNMT203 | Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững | 2 | Tự chọn |
4 | CĐTNMT204 | Quản lý và sử dụng đất đô thị | 2 | Tự chọn |
5 | CĐTNMT205 | Quy hoạch sử dụng đất và biến đổi khí hậu | 2 | Tự chọn |
6 | CĐTNMT206 | Hệ thống thông tin đất đai (LIS) | 2 | Tự chọn |
7 | CĐTNMT207 | Quan hệ đất- nước- cây trồng | 2 | Tự chọn |
8 | CĐTNMT208 | Kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng đất | 2 | Tự chọn |
9 | CĐTNMT209 | Xói mòn và thoái hoá đất | 2 | Tự chọn |
10 | CĐTNMT210 | Đo đạc và thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ mới | 2 | Tự chọn |
11 | CĐTNMT211 | Định giá đất và định giá bất động sản, xây dựng thông tin giá đất và bất động sản | 2 | Tự chọn |
12 | CĐTNMT212 | Hỗ trợ của GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên đất đai | 2 | Tự chọn |
Ghi chú: NCS sẽ được Trưởng khoa chuyên môn và người hướng dẫn khoa học định hướng các chuyên đề nghiên cứu phù hợp với chuyên môn và nguồn nhân lực hiện có của Khoa trước khi đăng ký kế hoạch học tập và nghiên cứu.