Hiệu quả và bền vững hơn từ việc tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp tại một số tỉnh miền Trung.

0
772

Hiệu quả và bền vững hơn từ việc tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp tại một số tỉnh miền Trung.

Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 theo Quyết định số 885 /QĐ-TTg ngày 23/6/2020 (gọi tắt là Đề án 885) của Thủ tướng Chính phủ, đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và đề xuất giải pháp thúc đẩy tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm hữu cơ trở thành nguyên liệu sản xuất tại một số tỉnh miền Trung” do PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ – Trưởng khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp làm Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu đã triển khai với mục tiêu xây dựng được cơ sở dữ liệu về đất đai của vùng/khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ tại một số tỉnh miền Trung; Đề xuất bộ tiêu chí về tài nguyên và môi trường phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ tối ưu từ phế phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ đô thị; Xây dựng được mô hình quản lý rác thải hữu cơ khép kín từ thu gom đến sản xuất phân bón áp dụng cho cả vùng nông thôn và đô thị; Đề xuất được một số giải pháp chính thúc đẩy tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ đô thị và phổ biến kiến thức phân loại rác, ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

Đến nay, sau một thời gian triển khai, phần lớn nội dung của đề tài cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra ở trên. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã triển khai thí điểm và đánh giá được hiệu quả sản xuất rau, lạc sử dụng phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ đô thị tại các tỉnh và tiến tới nhân rộng kết quả trên địa bàn một số tỉnh miền Trung.

Mô hình thí điểm sản xuất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

 

 

Mô hình thí điểm sản xuất rau xà lách tại tỉnh Quảng Trị

Mô hình thí điểm sản xuất lạc tại tỉnh Quảng Nam

Được chính quyền địa phương và người nông dân đánh giá cao, hưởng ứng nhiệt tình trong quá trình triển khai và đánh giá, sản phẩm của đề tài hứa hẹn sẽ tạo ra được nhiều sự thay đổi trong nhận thức của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn ở miền Trung, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đề án 885 là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here