Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quản lý đất đai

0
2268

 

ĐẠI HỌC HUẾ                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC  NÔNG LÂM                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Tên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (LAND MANAGEMENT)
Mã ngành: 60 85 01 03         

I. SỰ CẦN THIẾT CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Căn cứ pháp lý – Căn cứ Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
Căn cứ Công văn số 3281/BGDĐT-GDĐH ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện một số nội dung liên quan đến thẩm định chương trình đào tạo theo quy định của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015;
– Căn cứ Thông báo số 503/TB-ĐHH ngày 02 tháng 06 năm 2015 của Đại học Huế về Kết luận Hội nghị giao ban Đào tạo năm 2015, đề nghị các đơn vị tổ chức phổ biến và thực hiện điều chỉnh chương trình Đào tạo Sau đại học theo 07/2015/TT-BGDĐT;
2. Căn cứ thực tiễn – Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới và hội nhập với thế giới, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rất tích cực, đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, đưa thế và lực của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Ngày nay, nước ta đang tiến hành thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình gia tăng dân số và đô thị hóa diễn ra nhanh đã gây áp lực rất mạnh lên quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên. Việc sử dụng tốt, hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố con người. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới có ý nghĩa rất quan trọng.           Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng của quốc gia. Quản lý đất đai là công cụ giúp Đảng, Nhà nước và Chính phủ quản lý, khai thác tốt và có hiệu quả loại tài nguyên quan trọng này. Muốn có nguồn nhân lực quản lý đất đai có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi thì quá trình đào tạo có ý nghĩa quyết định. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại “Hội thảo đào tạo, phát triển nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường các tỉnh khu vực miền Trung”, hiện nay cả nước có 25.000 người làm trong lĩnh vực Quản lý đất đai, trong đó chỉ có 60% được đào tạo đúng chuyên môn. Do đó đòi hỏi việc nâng cao chất lượng công việc và trình độ của cán bộ chuyên môn ở trình độ cao.
–  Căn cứ thực tế về đội ngũ giảng viên đạt trình độ giảng dạy chương trình Thạc Sĩ của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp (gồm 2 PGS, 6 TS);
– Căn cứ vào nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính của trường Đại học Nông Lâm Huế;
– Căn cứ vào việc tham khảo một số chương trình đào tạo Thạc Sĩ tiên tiến tương đương cùng ngành của trường Đại học Georg-August Goettingen, CHLB Đức, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và sự thay đổi nội dung và tên môn học, bố sung môn học mới;
– Căn cứ vào yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 4 và Điều 5 tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2015;
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Tên ngành: Quản lý đất đai (Land management)
2. Mã ngành: 60.85.01.03
3. Đơn vị quản lý trực tiếp: Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp
4. Các ngành dự thi 4.1. Ngành đúng, phù hợp: Quản lý đất đai; Quản lý thị trường bất động sản; Trắc địa-bản đồ; Địa chính; Công nghệ địa chính;
4.2. Ngành gần (cần phải học bổ sung kiến thức): Địa lý, Địa chất; Địa lý dân số; Địa Kỹ thuật; Quy hoạch vùng và đô thị; Quy hoạch và cải tạo đất; Thủy nông và cải tạo đất; Khoa học đất (Nông hóa-Thổ nhưỡng); Trồng trọt; Nông học; Khoa học cây trồng; Lâm nghiệp; Quản lý tài nguyên rừng; Công thôn; Công nghệ nông thôn miền núi; Kỹ thuật cơ sở hạ tầng; Môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường; Công nghệ môi trường; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Tin học; Công nghệ thông tin; Công nghệ phần mềm; Luật học; Luật kinh doanh; Luật kinh tế; Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế phát triển; Kinh tế tài nguyên; Kinh tế đối ngoại; Kinh tế địa chính; Kế toán, Kế toán kiểm toán; Tài chính ngân hang; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Xây dựng; Xây dựng  cầu đường; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng nông thôn; Cơ giới hóa xây dựng; Hành chính học; Hành chính công;
5. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý đất đai có phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức tốt; có trình độ lý luận và kiến thức khoa học – công nghệ hiện đại; có năng lực chuyên môn đảm đương các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai các cấp, nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý đất đai được thiết kế nhằm hệ thống hoá và cập nhật những kiến thức khoa học cơ sở, khoa học chuyên ngành nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn trong quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay; trang bị khả năng lập và tổ chức thực hiện các dự án triển khai ứng dụng, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, kỹ năng thực hành trong công tác quản lý đất đai.
6. Hồ sơ nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Quản lý đất đai, học viên sẽ làm việc ở các cơ quan:

A. Cấp Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường.
B. Cấp tỉnh/thành phố
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên Môi trường của các tỉnh/thành phố, cảnh sát môi trường, Phòng quản lý đô thị.
C. Cấp huyện/quận
Phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng quản lý đô thị.
D. Cấp xã/phường
Cán bộ Địa chính cấp xã, cán bộ Địa chính và quản lý đô thị các phường
E. Các công ty, xí nghiệp
Các Công ty môi giới và định giá bất động sản, các Dự án liên quan đến bất động sản, các Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản, các Công ty trong, ngoài nước kinh doanh về bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, Các Công ty Tài nguyên & Môi trường, các Trung tâm/Xí nghiệp/Công ty đo đạc.
Học viên có thể thực hiện được các công việc sau đây tại các cơ quan:
–        Đo đạc, bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính;
–        Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất các cấp;
–        Xây dựng phương án qui hoạch vùng sản xuất, trang trại; biện pháp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
–        Thực hiện các công việc quản lý nhà nước về đất đai, triển khai chính sách đất đai.
–        Ứng dụng hệ thống thông tin trong Quản lý đất đai.
–        Điều tra, đánh giá, định giá và phân loại, phân hạng đất đất đai.
–        Đăng kí, thống kê, kiểm kê đất đai;
–        Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai;
–        Đánh giá môi trường chiến lược trong qui hoạch sử dụng đất; Đánh giá tác động môi trường.
–        Một số công tác khác liên quan đến quản lý môi trường, thiết kế thủy lợi, phát triển quĩ đất, quản lý dự án về đất đai, dự án phát triển.
7. Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Quản lý đất đai, học viên sẽ phải đạt được các năng lực sau:

7.1. Kiến thức

1. Kiến thức chung về chuyên môn liên quan đến quản lý đất đai – Hiểu và áp dụng được các kiến thức về hệ thống sinh thái nông nghiệp và mối liên kết giữa các thành phần như đất, nước, môi trường trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai
2. Đo đạc, ứng dụng GIS và viễn thám để giải đoán ảnh, xây dựng bản đồ – Sử dụng được các loại máy đo đạc, phần mềm chuyên ngành và các thiết bị liên quan đến ngành nghề
– Đo đạc và xây dựng được bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên đề về quản lý đất đai
– Ứng dụng được GIS và viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu và các loại bản đồ
3. Quản lý nhà nước về đất đai – Hiểu được các vấn đề về kinh tế, xã hội, pháp luật, thể chế và bối cảnh chính trị liên quan đến quản lý đất đai. Nhận biết được các bên liên quan ảnh hưởng đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
– Hiểu và thực hiện được công tác thống kê, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
– Tham mưu được cho lãnh đạo để hoạch định, giải quyết về các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai.
4. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp có lồng ghép biến đổi khí hậu – Xây dựng được các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp khác nhau. Phân tích và lồng ghép được các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phương án quy hoạch sử dụng đất.
– Chỉ đạo thực hiện và quản lý được các phương án quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quản lý tài nguyên nước ở các cấp khác nhau.
– Đánh giá được hiệu quả của các phương án quy hoạch
5. Quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai; nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án liên quan đến quản lý đất đai – Đánh giá, phân tích và đề xuất được các giải pháp để quản lý hiệu quả và bền vững đất đai
– Xây dựng được các ý tưởng, nhận ra các vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, thực hiện đề tài nghiên cứu, viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai và các dự án liên quan.

7.2. Kỹ năng

1. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp – Giao tiếp và đọc hiểu được các tài liệu tiếng Anh, có bằng B1 hoặc tương đương (IELTS: 4.5, TOEFL 450).
2. Ứng dụng công nghệ cho công việc – Ứng dụng được công nghệ thông tin trong phân tích số liệu, viết, vẽ, thiết kế và trình bày báo cáo, đạt bằng B tin học.
3. Có tư tuy và phương pháp làm việc khoa học Có khả năng làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm và năng lực triển khai công tác nghiên cứu chuyên ngành

7.3. Ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ang cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
7.4. Thái độ; năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

1. Giao tiếp, tiếp dân, đàm phán và xây dựng mối quan hệ công tác – Có được các phương pháp thích hợp và hành động chuẩn mực trong việc giao tiếp, tiếp dân, đàm phán và xây dựng mối quan hệ công tác.
2. Tự làm việc và làm việc nhóm – Chứng tỏ được các hoạt động để làm việc độc lập và hợp tác nhóm để đạt hiệu quả
– Trao đổi các kết quả nghiên cứu rõ ang, trực tiếp đến các nhóm khác nhau.
3. Nhận thức về trách nhiệm xã hội, thái độ và hành vi quản lý công việc, phát triển nghề nghiệp và bồi dưỡng chuyên môn – Nhận thức được các khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp và định hướng giá trị trong nghiên cứu
– Xây dựng được định hướng về thái độ làm việc trong môi trường đa lĩnh vực
– Xây dựng được kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn
4. Có đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết đúng đắn về các vấn đề xã hội và pháp luật đất đai.

III. HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC CHO CÁC NGÀNH GẦN: 1. Số học phần: 3
2. Tổng số tín chỉ: 11
3. Tên các học phần (tên, mã số HP, số TC)
            – Trắc địa – TNMT25404 (4TC),
            – Quy hoạch sử dụng đất-TNMT 23604 (4TC)
            – Hệ thống thông tin nhà đất – TNMT21503 (3TC)
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ NGHIÊN CỨU

KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

T Số tín chỉ
Mã học phần Tên học phần Tổng TH,
T LT
số TL
A KIẾN THỨC CHUNG 2
1 Triết học (Philosophy) 2
B PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 14
*Học phần bắt buộc 10
1 NL.QĐ.501 Trắc địa địa chính nâng cao (Advanced 3 1,5 1,5
geodesy for land administration)
2 NL.QĐ.502 Viễn thám và GIS 3 1,5 1,5
(Remote sensing and GIS)
3 NL.QĐ.503 Hệ thống quản lý đất đai 2 1,5 0,5
(Land administration system)
4 NL.QĐ.504 Phương pháp luận nghiên cứu khoa 2 1,5 0,5
học (Scientific methodology)
*Học phần tự chọn 4
1 NL.QĐ.505 Độ phì đất (Soil fertility) 2 1,5 0,5
2 NL.QĐ.506 Đánh giá đất cho phát triển (Land 2 1,5 0,5
Evaluation for development)
3 NL.QĐ.507 Qui hoạch tổng thể (Master Plan) 2 1,5 0,5
4 NL.QĐ.508 Nông lâm kết hợp (Agroforestry) 2 1,5 0,5
C PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN 34
NGÀNH
*Học phần bắt buộc 24
Công nghệ thông tin trong quản lý đất
1 NL.QĐ.509 đai (Information technology for land 2 1 1
management)
Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
2 NL.QĐ.510 bền vững (Sustainable agricultural 2 1,5 0,5
land use and management)
3 NL.QĐ.511 Tài chính về đất đai (Land finance) 2 1,5 0,5
4 NL.QĐ.512 Đánh giá môi trường (Environmental 2 1,5 0,5
Assessment)
5 NL.QĐ.513 Qui hoạch sử dụng đất cho phát triển 3 2 1
(Land use planning for development)
Quản lý tài nguyên đất tổng hợp
6 NL.QĐ.514 (Intergrated land resources 2 1 1
management)
7 NL.QĐ.520 Mô hình hóa trong quản lý đất 3 2 1
(Modelling for Land management)
8 NL.QĐ.521 Giải quyết xung đột trong quản lý đất đai (Solving conflicts in Land 3 2 1
mangament)
9 NL.QĐ.522 Seminar Khoa học Quản lý đất đai 2 0,5 1,5
(Land management Science Seminar )
10 Xử lý số liệu thống kê trong quản lý
NL.QĐ.523 đất đai (Data statistics in land 3 1,0 2,0
management)
*Học phần tự chọn 10
1 NL.QĐ.515 Quản lý lưu vực (Watershed 2 1,5 0,5
management)
Môi trường và phát triển bền vững
2 NL.QĐ.516 (Environment and Sustainable 2 1,5 0,5
Development)
Biến đổi khí hậu và Quản lý thảm họa
3 NL.QĐ.517 (Climate change and Disaster 2 1,5 0,5
management)
4 NL.QĐ.518 Định giá đất và bất động sản
(Land and Real Estate Valuation)
2 1,5 0,5
5 NL.QĐ.519 Hệ thống nông nghiệp
(Farming system)
2 1,5 0,5
6 NL.QĐ.524 Đô thị hóa và phát triển 2 1,5 0,5
(Urbanization and development)
7 NL.QĐ.525 Quản lý đất ngập nước 2 1,5 0,5
(Wetland management)
8 NL.QĐ.526 Kinh tế tài nguyên 2 1,5 0,5
(Resources Economics)
9 NL.QĐ.527 Quy hoạch đô thị và cảnh quan (Urban 2 1,5 0,5
and lanscape planning)
D NL.QĐ.528 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 15
TỔNG SỐ TÍN CHỈ 65

Ban Giám hiệu                          HĐKH-ĐT Khoa              Thủ trưởng đơn vị
       HIỆU TRƯỞNG                              CHỦ TỊCH                       TRƯỞNG KHOA

ĐẠI HỌC HUẾ                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC  NÔNG LÂM                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Tên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (LAND MANAGEMENT)
Mã ngành: 60 85 01 03         

I. SỰ CẦN THIẾT CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Căn cứ pháp lý – Căn cứ Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
Căn cứ Công văn số 3281/BGDĐT-GDĐH ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện một số nội dung liên quan đến thẩm định chương trình đào tạo theo quy định của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015;
– Căn cứ Thông báo số 503/TB-ĐHH ngày 02 tháng 06 năm 2015 của Đại học Huế về Kết luận Hội nghị giao ban Đào tạo năm 2015, đề nghị các đơn vị tổ chức phổ biến và thực hiện điều chỉnh chương trình Đào tạo Sau đại học theo 07/2015/TT-BGDĐT;
2. Căn cứ thực tiễn – Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới và hội nhập với thế giới, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rất tích cực, đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, đưa thế và lực của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Ngày nay, nước ta đang tiến hành thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình gia tăng dân số và đô thị hóa diễn ra nhanh đã gây áp lực rất mạnh lên quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên. Việc sử dụng tốt, hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố con người. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới có ý nghĩa rất quan trọng.           Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng của quốc gia. Quản lý đất đai là công cụ giúp Đảng, Nhà nước và Chính phủ quản lý, khai thác tốt và có hiệu quả loại tài nguyên quan trọng này. Muốn có nguồn nhân lực quản lý đất đai có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi thì quá trình đào tạo có ý nghĩa quyết định. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại “Hội thảo đào tạo, phát triển nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường các tỉnh khu vực miền Trung”, hiện nay cả nước có 25.000 người làm trong lĩnh vực Quản lý đất đai, trong đó chỉ có 60% được đào tạo đúng chuyên môn. Do đó đòi hỏi việc nâng cao chất lượng công việc và trình độ của cán bộ chuyên môn ở trình độ cao.
–  Căn cứ thực tế về đội ngũ giảng viên đạt trình độ giảng dạy chương trình Thạc Sĩ của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp (gồm 2 PGS, 6 TS);
– Căn cứ vào nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính của trường Đại học Nông Lâm Huế;
– Căn cứ vào việc tham khảo một số chương trình đào tạo Thạc Sĩ tiên tiến tương đương cùng ngành của trường Đại học Georg-August Goettingen, CHLB Đức, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và sự thay đổi nội dung và tên môn học, bố sung môn học mới;
– Căn cứ vào yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 4 và Điều 5 tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2015;
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Tên ngành: Quản lý đất đai (Land management)
2. Mã ngành: 60.85.01.03
3. Đơn vị quản lý trực tiếp: Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp
4. Các ngành dự thi 4.1. Ngành đúng, phù hợp: Quản lý đất đai; Quản lý thị trường bất động sản; Trắc địa-bản đồ; Địa chính; Công nghệ địa chính;
4.2. Ngành gần (cần phải học bổ sung kiến thức): Địa lý, Địa chất; Địa lý dân số; Địa Kỹ thuật; Quy hoạch vùng và đô thị; Quy hoạch và cải tạo đất; Thủy nông và cải tạo đất; Khoa học đất (Nông hóa-Thổ nhưỡng); Trồng trọt; Nông học; Khoa học cây trồng; Lâm nghiệp; Quản lý tài nguyên rừng; Công thôn; Công nghệ nông thôn miền núi; Kỹ thuật cơ sở hạ tầng; Môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường; Công nghệ môi trường; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Tin học; Công nghệ thông tin; Công nghệ phần mềm; Luật học; Luật kinh doanh; Luật kinh tế; Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế phát triển; Kinh tế tài nguyên; Kinh tế đối ngoại; Kinh tế địa chính; Kế toán, Kế toán kiểm toán; Tài chính ngân hang; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Xây dựng; Xây dựng  cầu đường; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng nông thôn; Cơ giới hóa xây dựng; Hành chính học; Hành chính công;
5. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý đất đai có phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức tốt; có trình độ lý luận và kiến thức khoa học – công nghệ hiện đại; có năng lực chuyên môn đảm đương các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai các cấp, nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý đất đai được thiết kế nhằm hệ thống hoá và cập nhật những kiến thức khoa học cơ sở, khoa học chuyên ngành nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn trong quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay; trang bị khả năng lập và tổ chức thực hiện các dự án triển khai ứng dụng, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, kỹ năng thực hành trong công tác quản lý đất đai.

6. Hồ sơ nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Quản lý đất đai, học viên sẽ làm việc ở các cơ quan:
A. Cấp Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường.
B. Cấp tỉnh/thành phố
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên Môi trường của các tỉnh/thành phố, cảnh sát môi trường, Phòng quản lý đô thị.
C. Cấp huyện/quận
Phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng quản lý đô thị.
D. Cấp xã/phường
Cán bộ Địa chính cấp xã, cán bộ Địa chính và quản lý đô thị các phường
E. Các công ty, xí nghiệp
Các Công ty môi giới và định giá bất động sản, các Dự án liên quan đến bất động sản, các Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản, các Công ty trong, ngoài nước kinh doanh về bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, Các Công ty Tài nguyên & Môi trường, các Trung tâm/Xí nghiệp/Công ty đo đạc.
Học viên có thể thực hiện được các công việc sau đây tại các cơ quan:
–        Đo đạc, bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính;
–        Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất các cấp;
–        Xây dựng phương án qui hoạch vùng sản xuất, trang trại; biện pháp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
–        Thực hiện các công việc quản lý nhà nước về đất đai, triển khai chính sách đất đai.
–        Ứng dụng hệ thống thông tin trong Quản lý đất đai.
–        Điều tra, đánh giá, định giá và phân loại, phân hạng đất đất đai.
–        Đăng kí, thống kê, kiểm kê đất đai;
–        Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai;
–        Đánh giá môi trường chiến lược trong qui hoạch sử dụng đất; Đánh giá tác động môi trường.
–        Một số công tác khác liên quan đến quản lý môi trường, thiết kế thủy lợi, phát triển quĩ đất, quản lý dự án về đất đai, dự án phát triển.

7. Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Quản lý đất đai, học viên sẽ phải đạt được các năng lực sau:
7.1. Kiến thức

1. Kiến thức chung về chuyên môn liên quan đến quản lý đất đai – Hiểu và áp dụng được các kiến thức về hệ thống sinh thái nông nghiệp và mối liên kết giữa các thành phần như đất, nước, môi trường trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai
2. Đo đạc, ứng dụng GIS và viễn thám để giải đoán ảnh, xây dựng bản đồ – Sử dụng được các loại máy đo đạc, phần mềm chuyên ngành và các thiết bị liên quan đến ngành nghề
– Đo đạc và xây dựng được bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên đề về quản lý đất đai
– Ứng dụng được GIS và viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu và các loại bản đồ
3. Quản lý nhà nước về đất đai – Hiểu được các vấn đề về kinh tế, xã hội, pháp luật, thể chế và bối cảnh chính trị liên quan đến quản lý đất đai. Nhận biết được các bên liên quan ảnh hưởng đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
– Hiểu và thực hiện được công tác thống kê, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
– Tham mưu được cho lãnh đạo để hoạch định, giải quyết về các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai.
4. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp có lồng ghép biến đổi khí hậu – Xây dựng được các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp khác nhau. Phân tích và lồng ghép được các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phương án quy hoạch sử dụng đất.
– Chỉ đạo thực hiện và quản lý được các phương án quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quản lý tài nguyên nước ở các cấp khác nhau.
– Đánh giá được hiệu quả của các phương án quy hoạch
5. Quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai; nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án liên quan đến quản lý đất đai – Đánh giá, phân tích và đề xuất được các giải pháp để quản lý hiệu quả và bền vững đất đai
– Xây dựng được các ý tưởng, nhận ra các vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, thực hiện đề tài nghiên cứu, viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai và các dự án liên quan.

7.2. Kỹ năng

1. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp – Giao tiếp và đọc hiểu được các tài liệu tiếng Anh, có bằng B1 hoặc tương đương (IELTS: 4.5, TOEFL 450).
2. Ứng dụng công nghệ cho công việc – Ứng dụng được công nghệ thông tin trong phân tích số liệu, viết, vẽ, thiết kế và trình bày báo cáo, đạt bằng B tin học.
3. Có tư tuy và phương pháp làm việc khoa học Có khả năng làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm và năng lực triển khai công tác nghiên cứu chuyên ngành

7.3. Ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn: Học viên tự học đạt chứng nhận B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ang cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II, Thông tư 15 ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
7.4. Thái độ; năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

1. Giao tiếp, tiếp dân, đàm phán và xây dựng mối quan hệ công tác – Có được các phương pháp thích hợp và hành động chuẩn mực trong việc giao tiếp, tiếp dân, đàm phán và xây dựng mối quan hệ công tác.
2. Tự làm việc và làm việc nhóm – Chứng tỏ được các hoạt động để làm việc độc lập và hợp tác nhóm để đạt hiệu quả
– Trao đổi các kết quả nghiên cứu rõ ang, trực tiếp đến các nhóm khác nhau.
3. Nhận thức về trách nhiệm xã hội, thái độ và hành vi quản lý công việc, phát triển nghề nghiệp và bồi dưỡng chuyên môn – Nhận thức được các khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp và định hướng giá trị trong nghiên cứu
– Xây dựng được định hướng về thái độ làm việc trong môi trường đa lĩnh vực
– Xây dựng được kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn
4. Có đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết đúng đắn về các vấn đề xã hội và pháp luật đất đai.

III. HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC CHO CÁC NGÀNH GẦN: 1. Số học phần: 3
2. Tổng số tín chỉ: 11
3. Tên các học phần (tên, mã số HP, số TC)
            – Trắc địa – TNMT25404 (4TC),
            – Quy hoạch sử dụng đất-TNMT 23604 (4TC)
            – Hệ thống thông tin nhà đất – TNMT21503 (3TC)
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ỨNG DỤNG

KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

T Số tín chỉ
Mã học phần Tên học phần Tổng TH,
T LT
số TL
A KIẾN THỨC CHUNG 2
1 Triết học (Philosophy) 2
B PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 14
*Học phần bắt buộc 10
1 NL.QĐ.501 Trắc địa địa chính nâng cao (Advanced 3 1,5 1,5
geodesy for land administration)
2 NL.QĐ.502 Viễn thám và GIS 3 1,5 1,5
(Remote sensing and GIS)
3 NL.QĐ.503 Hệ thống quản lý đất đai 2 1,5 0,5
(Land administration system)
4 NL.QĐ.504 Phương pháp luận nghiên cứu khoa 2 1,5 0,5
học (Scientific methodology)
*Học phần tự chọn 4
1 NL.QĐ.505 Độ phì đất (Soil fertility) 2 1,5 0,5
2 NL.QĐ.506 Đánh giá đất cho phát triển (Land 2 1,5 0,5
Evaluation for development)
3 NL.QĐ.507 Qui hoạch tổng thể (Master Plan) 2 1,5 0,5
4 NL.QĐ.508 Nông lâm kết hợp (Agroforestry) 2 1,5 0,5
C PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN 29
NGÀNH
*Học phần bắt buộc 23
Công nghệ thông tin trong quản lý đất
1 NL.QĐ.509 đai (Information technology for land 2 1 1
management)
Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
2 NL.QĐ.510 bền vững (Sustainable agricultural 2 1,5 0,5
land use and management)
3 NL.QĐ.511 Tài chính về đất đai (Land finance) 2 1,5 0,5
4 NL.QĐ.512 Đánh giá môi trường (Environmental 2 1,5 0,5
Assessment)
5 NL.QĐ.513 Qui hoạch sử dụng đất cho phát triển 3 2 1
(Land use planning for development)
Quản lý tài nguyên đất tổng hợp
6 NL.QĐ.514 (Intergrated land resources 2 1 1
management)
7 NL.QĐ.522 Seminar Khoa học Quản lý đất đai 2 0,5 1,5
(Land management Science Seminar )
Xử lý số liệu thống kê trong quản lý
NL.QĐ.523 đất đai (Data statistics in land 3 1,0 2,0
8
management)
9    NL.QĐ.529 Thực tế nghề nghiệp (Intership) 5 0,5 4,5
*Học phần tự chọn 6
1 NL.QĐ.515 Quản lý lưu vực (Watershed 2 1,5 0,5
management)
Môi trường và phát triển bền vững
2 NL.QĐ.516 (Environment and Sustainable 2 1,5 0,5
Development)
Biến đổi khí hậu và Quản lý thảm họa
3 NL.QĐ.517 (Climate change and Disaster 2 1,5 0,5
management)
4 NL.QĐ.518 Định giá đất và bất động sản
(Land and Real Estate Valuation)
2 1,5 0,5
5 NL.QĐ.519 Hệ thống nông nghiệp
(Farming system)
2 1,5 0,5
D NL.QĐ.528 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 15
TỔNG SỐ TÍN CHỈ 60

Ban Giám hiệu                          HĐKH-ĐT Khoa                   Thủ trưởng đơn vị
       HIỆU TRƯỞNG                              CHỦ TỊCH                          TRƯỞNG KHOA

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here