Ngành nghề đào tạo

0
839
 
CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO
 
1. Ngành Quản lý đất đai 
1.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người Kỹ sư Quản lý đất đai có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai, có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến quản lý đất đai; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Chuẩn đầu ra
– Chuẩn về kiến thức

Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành
Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOFELT, 350 ; TOEIC, 200
Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành Quản lý đất đai gồm Thổ nhưỡng học, Trắc địa, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Cơ sở dữ liệu, Bản đồ địa chính, Pháp luật đất đai, Nông học đại cương, Kinh tế đất, Canh tác học,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
Có kiến thức chuyên ngành sâu phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, như: Đánh giá đất, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, Quản lý hành chính đất đai, Đăng ký thống kê đất đai, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Đánh giá tác động môi trường, Hệ thống thông tin đất (LIS), Định giá đất, Quản lý nguồn nước, Tin học chuyên ngành quản lý đất, Thuế nhà đất, Xây dựng và quản lý dự án, Thị trường bất động sản, Quy hoạch cảnh quan, Kỹ thuật bản đồ số, Quản lý đất nông nghiệp bền vững,…
– Chuẩn về kỹ năng:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Đo đạc và xây dựng các loại bản đồ thông qua qui trình khép kín, đo đạc hiện đại và ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS, đặc biệt là bản đồ liên quân đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên,…
Phân tích và vận dụng đúng các các văn bản pháp quy và chính sách của nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai như Luật đất đai, đánh giá, định giá, qui hoạch, phân hạng, quản lý nhà nước, thanh tra,… để thực hiện các công việc trong hệ thống quản lý đất đai của nhà nước.
Có khả năng quản lý, điều hành các công việc liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp khác nhau. Quản trị nhân sự và nghệ thuật lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai;
Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành, đa lĩnh vực.
Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả.
– Chuẩn về thái độ, hành vi:
Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực đất đai của Việt Nam và thế giới; biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Ngành Khoa học đất 
2.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người kỹ sư Khoa học đất có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực khao học đất và môi trường; có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, môi trường; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Chuẩn đầu ra
– Có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức cơ sở của nghành và chuyên nghành phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học đất và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
– Có kỹ năng đánh giá và phân tích các chỉ tiêu độ phì đất; xác định được các yếu tố hạn chế trong đất; phát hiện được mối liên quan giữa độ phì đất với cây trồng; xây dựng được các quy trình phân bón hợp lý; xây dựng  được bản đồ đất; đánh giá phân hạng đất đai cho từng vùng; định hướng đúng cho việc sử dụng đất hợp lý, các vấn đề về môi trường.
– Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong sử dụng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
 
3. Chuyên ngành Quản lý Thị trường Bất động sản
a. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Kỹ sư Quản lý thị trường Bất động sản có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; có khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, định giá, quản lý thị trường đất đai và bất động sản như: thực hiện các dự án về bất động sản và thị trường bất động sản, tiếp cận và thực hiện phân tích, dự báo, định giá, tổ chức thực hiện các công việc về bất động sản, có khả năng quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản và định giá…góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
b. Hướng nghiệp đầu ra:
Sinh viên ra trường có thể làm việc tại: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các sở và phòng TN và MT,  Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Công ty môi giới và định giá bất động sản, các dự án liên quan đến bất động sản, trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản, các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về bất động sản.
c. Khối thi và thời gian đào tạo:
– Khối thi: A và D­1 (Mã ĐK: DHL 401)
– Thời gian đào tạo: 4 năm
4. Chuyên ngành Trắc địa – địa chính
4.1.  Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người Kỹ sư Quản lý đất đai chuyên ngành Trắc địa địa chính có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân và sức khoẻ tốt; có năng lực chuyên môn, có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. Đồng thời, có những kiến thức cơ bản và lý luận về thực tiễn của khoa học địa chính, về hệ thống pháp luật và công nghệ quản lý đất đai.
4.2.  Chuẩn đầu ra
– Chuẩn về kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành;
Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOFELT: 350 ; TOEIC: 200;
Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành Quản lý đất đai gồm Thổ nhưỡng học, Trắc địa, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Cơ sở dữ liệu, Bản đồ địa chính, Pháp luật đất đai, Kinh tế đất,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
Có kiến thức chuyên ngành sâu phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực Trắc địa địa chính như: Trắc địa cao cấp, Trắc địa công trình ứng dụng, Bản đồ địa hình, Lý thuyết sai số và bình sai lưới trắc địa, Công nghệ ảnh số, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, Quản lý hành chính đất đai, Đăng ký thống kê đất đai, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Đánh giá tác động môi trường, Hệ thống thông tin đất (LIS), Quản lý nguồn nước, Tin học chuyên ngành quản lý đất, Xây dựng và quản lý dự án, Thị trường bất động sản, Quản lý đất nông nghiệp bền vững.
– Chuẩn về kỹ năng
Đo đạc và xây dựng các loại bản đồ chuyên đề liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên,…bằng phương pháp toàn đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám, ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS;
Phân tích và vận dụng đúng các các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai như Luật đất đai, đánh giá, định giá, qui hoạch, phân hạng, quản lý nhà nước, thanh tra,… để thực hiện các công việc trong hệ thống quản lý đất đai của nhà nước;
Có khả năng quản lý, điều hành các công việc liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp khác nhau. Quản trị nhân sự và nghệ thuật lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai;
Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành, đa lĩnh vực;
Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả.
– Chuẩn về thái độ, hành vi
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực Trắc địa địa chính và quản lý đất đai của Việt Nam và thế giới; biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
 5. Chuyên ngành Địa chính và quản lý đô thị
5.1.  Mục tiêu đào tạo
Đào tạo người Kỹ sư Quản lý đất đai chuyên ngành Địa chính và Quản lý đô thị có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Địa chính và Quản lý đô thị, có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến Địa chính và Quản lý đô thị và quản lý đất đai; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, có những kiến thức cơ bản và lý luận về thực tiễn của khoa học địa chính, về hệ thống pháp luật quản lý đô thị và công nghệ quản lý đất đai.
5.2.  Chuẩn đầu ra
– Về kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành;
Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4.0, TOFELT: 350, TOEIC: 200;
Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của chuyên ngành Địa chính – Quản lý đô thị như Thổ nhưỡng đại cương, Trắc địa, Trắc địa thực hành, Bản đồ địa chính, Pháp luật đất đai, Hệ thống thông tin địa lý, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
Có kiến thức chuyên ngành sâu phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực Địa chính và Quản lý đô thị như Tin học chuyên ngành Quản lý đất đai, Luật quy hoạch đô thị, Kiến trúc cảnh quan đô thị, Quản lý hành chính về đất đai, Quy hoạch tổng thể, Đăng ký thống kê đất đai và bất động sản, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Định giá bất động sản, Quản lý hành chính đô thị, Quản lý xây dựng đô thị, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Thị trường bất động sản.
– Về kỹ năng
Phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị như Luật quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Định giá bất động sản, Quản lý nhà nước về đất đai, Quản lý xây dựng đô thị, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp… để quy hoạch, thẩm định, quản lý Nhà nước về đất đai ở đô thị và thực hiện các công việc liên quan khác;
Có khả năng lập dự án, hoạch định, tổ chức, quản lý những vấn đề liên quan đến địa chính và quản lý đô thị;
Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị;
Quản trị nhân sự và nghệ thuật lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các đô thị;
Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị có hiệu quả.
– Về thái độ, hành vi
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ;
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý đô thị của Việt Nam và thế giới; biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo;
Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

6. Chuyên ngành Môi trường đất
6.1.  Mục tiêu đào tạo
Ðào tạo người kỹ sư Khoa học đất có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực môi trường đất; có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, môi trường; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6.2.  Chuẩn đầu ra
– Có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực môi trường đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
– Có kỹ năng đánh giá và phân tích các chỉ tiêu độ phì đất; xác định được các yếu tố hạn chế trong đất; phát hiện được mối liên quan giữa độ phì đất với cây trồng; xây dựng được các quy trình bón phân hợp lý; xây dựng được bản đồ đất; đánh giá phân hạng đất đai cho từng vùng; định hướng đúng cho việc sử dụng đất hợp lý, các vấn đề về môi trường.
– Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong sử dụng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here