Lựa chọn để phát huy tiềm năng đón đầu xu thế

0
407

KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT & MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHI

LA CHN ĐỂ PHÁT HUY TIM NĂNG ĐÓN ĐẦU XU TH

Sẽ có những lúc ai cũng phải đưa ra những lựa chọn và quyết định trong cuộc đời của chính mình. Lựa chọn nào cũng có phần khó khăn và ảnh hưởng nhất định trong quá trình giúp hình thành và phát triển nhân cách, sự nghiệp mang dấu ấn cá nhân riêng. Đặc biệt với những học sinh THPT nói chung và các em khối lớp 12 nói riêng, việc chọn lựa hướng đi sau khi tốt nghiệp là vô cùng quan trọng.

Với một đất nước nền tảng thuần nông đang trong giai đoạn không ngừng mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới, đào tạo nguồn nhân lực trẻ giàu tri thức, bản lĩnh để tự tin làm chủ đất nước, phát triển nền nông nghiệp vốn có một cách hiệu quả theo hướng khoa học kỹ thuật tiên tiến là nhiệm vụ then chốt. Xuất phát từ mục tiêu đó, Đại học Huế – trường đại học đầu tiên và lâu đời nhất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, một trong những đại học thuộc nhóm đại học trọng điểm quốc gia, được đánh giá là một trong 10 trường/nhóm trường đại học tốt nhất tại Việt Nam đã chú trọng xây dựng và phát triển trường đại học thành viên đủ sức, xứng đáng là cái nôi nuôi dưỡng thế hệ kế cận phục vụ cho Nông nghiệp nước nhà: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp nói riêng và Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nói chung luôn hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật có chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Đến nay, Khoa và Nhà trường đã đào tạo được rất nhiều những thế hệ học trò thành đạt, có địa vị trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

Là một trong những khoa chủ chốt và phát triển mạnh của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, xuyên suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã tự mình khẳng định là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, nhất là hai ngành Quản lý đất đai và Bất động sản. Kể từ khi thành lập ngày 21/01/2005, tiền thân là 2 bộ môn là Khoa học đất – phân bón và Quản lý đất đai, đến nay, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp có 3 bộ môn và 1 Trung tâm trực thuộc. Tổng số lượng giảng viên, nghiên cứu viên của Khoa hiện có là 37 cán bộ giảng viên, trong đó có 33 giảng viên, 3 nghiên cứu viên và 1 chuyên viên. Những giảng viên, nghiên cứu viên và chuyên viên trong Khoa là lực lượng trẻ nhưng có 94,5% cán bộ giảng viên có trình độ Sau Đại học, trong đó có 01 Phó giáo sư, 6 Tiến sĩ, 28 Thạc sĩ và 2 Kỹ sư. Là những cán bộ giảng viên nhiệt huyết, năng động trong công tác giác dạy và nghiên cứu cũng như hướng dẫn các bạn sinh viên.

Hình 1. Lực lượng cán bộ giảng viên trong Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, Khoa đảm nhận đào tạo nên một nguồn nhân lực lớn cho các ngành Quản lý đất đai, Bất động sản và Trắc địa – Bản đồ. Tính đến nay, Khoa đã đào tạo ra trường trên 3.500 kỹ sư hệ chính quy, trên 1.000 kỹ sư hệ vừa học vừa làm, trên 600 thạc sỹ Quản lý đất đai và 11 nghiên cứu sinh, trong đó có 4 người đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Là Khoa thuộc trường thứ 2 trên toàn quốc được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai.

Nguồn nhân lực do Khoa đào tạo có trình độ chuyên môn vững vàng, được cơ sở sử dụng đánh giá tốt. Sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao học sau khi ra trường hầu hết đều làm việc tại các cơ quan thuộc ngành TNMT từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Nhiều người trong số họ đã, đang đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan tài nguyên môi trường; nhiều người đã trở thành các doanh nhân, các nhà doanh nghiệp tiêu biểu. Nổi bật như Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ông Lê Minh Ngân, Giám đốc sở TN&MT tỉnh Quảng Bình ông Phạm Quang Ánh, Giám đốc sở TN&MT tỉnh Đồng Nai ông Đặng Minh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty TN&MT Miền Nam ông Đào Đức Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn quy hoạch Quảng Tín ông Phan Công.

Hình 2. Khoa TNĐ&MTNN nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Qua những thông tin trên, chúng ta có cái nhìn tổng quan về sứ mệnh, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và ngành nghề đào tạo của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của từng ngành nghề mà Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã và đang đào tạo là gì, có vị thế, hình ảnh như thế nào trong bản đồ ngành nghề đa dạng của cuộc sống? Vậy, chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn nhé!

  • QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, LÂU ĐỜI VÀ MẠNH MẼ

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41-SL đặt nền móng quan trọng cho việc ra đời của ngành Quản lý đất đai (ngày 3/10/1945), sau 76 năm hình thành và phát triển, Ngành Quản lý đất đai đã không ngừng lớn mạnh. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), công tác Quản lý đất đai chủ yếu nhằm củng cố nền kinh tế XHCN ở miền Bắc và cải tạo XHCN ở miền Nam, tập trung tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,… từng bước chuyển đổi từ chế độ tư hữu đất đai sang hình thức sở hữu tập thể, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Cho thấy vai trò, vị trí ngày một lớn của đất đai đối với người dân và Nhà nước. Trải qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau, quản lý đất đai vẫn luôn được xem là vấn đề hệ trọng, mang tính tổng hợp cả về kinh tế, chính trị và xã hội, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ngành Quản lý đất đai luôn phát huy trí tuệ tập thể để nắm bắt cơ hội, vượt qua những thách thức, cùng các cấp, các ngành thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, toàn Ngành có trên 30.000 cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương tỉnh, huyện, xã.

  • BẤT ĐỘNG SẢN, THỊ TRƯỜNG RỘNG LỚN, MỘT MÔI TRƯỜNG SẠCH SẼ CHO CHÚNG TA THỬ SỨC

Khi cuộc sống ngày một tăng cao, thu nhập và kinh tế một phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, gánh nặng cơm áo gạo tiền được giảm nhẹ, con người dần bắt đầu tích luỹ, biết đầu tư và thậm chí là làm từ thiện. Dân số vẫn ngày một tăng lên nhưng diện tích đất đai có thể nói là không có sự biến đổi thì giá trị của đất đai luôn luôn có vị trí thứ bậc cao trong tất cả các món hàng.

Có câu nói, thương trường là chiến trường, ai cũng có thể tham gia vào thương trường, cũng có thể tham gia vào thị trường bất động sản, không chỉ là những nhà đầu tư mà còn là  những nhân viên tư vấn, bán hàng cho thị trường ấy. Nhưng nó cũng là nơi đào thải, là nơi cạnh tranh gay gắt nhất, ai có thể đứng vững nơi chiến trường ấy, người đó là người chiến thắng. Để chiến thắng trong chiến trường, chúng ta không chỉ cần dùng sức mà phải dùng đến trí tuệ. Những ai được học, được chỉ dẫn, được dạy dỗ sẽ là người có nhiều cơ hội thành công cao hơn những người còn lại. “Nếu như đã trang bị đủ các kỹ năng cần thiết, khi gặp dự án, sản phẩm tốt và thời điểm biết lựa chọn thì khả năng chiến thắng đạt đến 80%, việc bán được vài chục căn và thu về tiền tỷ, mua nhà, mua xe là bình thường”, Chị Viên Bích Hằng (sinh năm 1978) là Trợ lý kinh doanh của Tổng giám đốc kiêm phụ trách kinh doanh Sàn THM Land chia sẻ.

Trong hai năm qua,Việt Nam liên tục thăng hạng trên bảng xếp hạng chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu (GRETI) của Jones Lang LaSalle (JLL), vì vậy đây là một thị trường tiềm năng và “sạch sẽ” bởi nó minh bạch trong các hệ thống pháp lý và quy định bất động sản, trong pháp luật đất đai. Là một môi trường tốt cho những người trẻ tuổi dấn thân và thực chiến. Theo JLL, áp lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng đang thúc đẩy cải thiện tính minh bạch bất động sản để cạnh tranh với các loại tài sản khác cũng như đáp ứng kỳ vọng cao hơn về vai trò của ngành Bất động sản trong việc cung cấp một môi trường xây dựng bền vững và an toàn sau Covid-19.

Trước xu thế đó, nếu bạn muốn giàu có, muốn là một người trẻ tuổi thành đạt hãy lựa chọn Khoa tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp. Cùng lực lượng cán bộ giảng viên trẻ, nhiệt tình tâm huyết và được đào tạo chuyên môn cao; những chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ những trang thiết bị tiến tiến, hiện đại như máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS, GPS đa tần, flycam, các máy phân tích đất, nước, không khí; hệ thống máy tính với các phần mềm chuyên ngành tại phòng nghiên cứu GIS – viễn thám,… Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp là sẽ là nơi trang bị cho các bạn các kỹ năng cần thiết, giúp các bạn tiếp cận nhanh hơn với những công nghệ trong quản lý, trong ngành nghề. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp tự tin là bệ phóng vững chắc giúp những sinh viên tương lai của mình hiện thực hóa ước mơ xứng đáng với nỗ lực của bản thân.

Không chỉ cung cấp cho sinh viên những tri thức về chuyên môn, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp nói riêng và trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nói chung còn là nơi để các bạn sinh viên tự do khám phá bản thân với rất nhiều những hoạt động giao lưu, đội nhóm, văn hoá văn nghệ, thể thao và trao đổi học tập tại nước ngoài; là nơi xây dựng, môi trường tiếp cận với những tình huống kỹ năng, nơi chỉ dạy những kỹ năng sống mà chúng ta phải vất vả tích luỹ khi vấp ngã ngoài cuộc sống khi không được chỉ dạy.

Vì vậy, tại sao các bạn không thử tìm hiểu và đăng ký vào Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, phía trước các bạn là một chặng đường mới đầy triển vọng và phát triển cùng với các Thầy Cô giáo và bao thế hệ sinh viên khác của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp.

Dưới đây là một số hình ảnh các hoạt động trong Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp.

 Hình 3. Sinh viên Khoa TNĐ&MTNN tham gia thực hành máy và tuyển việc làm trực tiếp tại Khoa

Hình 4. Sinh viên Khoa TNĐ&MTNN được quan tâm, giúp đỡ hỗ trợ do ảnh hưởng bão lụt

Hình 5. Sinh viên Khoa TNĐ&MTNN tham gia tình nguyện hè

Hình 6. Hoạt động thể thao do Khoa TNĐ&MTNN tổ chức

Hình 7. Sinh viên tham gia các hoạt động văn nghệ do Khoa và Trường tổ chức

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here