Chuyên ngành địa chính và quản lý đô thị – cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên

0
1802

LỰA CHỌN NGÀNH HỌC PHÙ HỢP,
QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN CHO TƯƠNG LAI CỦA BẠN

1. Địa chính và Quản lý đô thị – Xu thế mới  
Đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa lan toả theo diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại. Quy hoạch, quản lý hợp nhất các vấn đề thuộc đô thị trong đó lấy nền tảng đất đai và hình thành chính quyền đô thị được xem là phương thức quản lý mới và là nhu cầu tất yếu khách quan nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường sống thuận lợi của đô thị, kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững. Do đó, nhu cầu về nhân lực được đào tạo bài bản về địa chính và quản lý đô thị ngày càng cao.
2. Cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp 
     Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp thuộc trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số rất ít đơn vị đào tạo nhân lực cho lĩnh vực Địa chính và quản lý đô thị của cả nước và là đơn vị duy nhất đào tạo nhân lực cho Địa chính và quản lý đô thị ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sinh viên sau khi tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành Địa chính và quản lý đô thị do Khoa đào tạo sẽ có các năng lực tốt về kiến thức và kỹ năng:
Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai và quản lý đô thị, thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai và quản lý đô thị, xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị. Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai và quản lý đô thị như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và chủ sở hữu công trình xây dựng; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai và công trình xây dựng.
Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị như Luật quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Định giá bất động sản, Quản lý xây dựng đô thị, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp để quy hoạch, thẩm định, quản lý Nhà nước về đất đai ở đô thị; kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vùng nông thôn và đô thị, kỹ năng thực hiện việc thanh tra và quản lý trật tự xây dựng ở đô thị, kỹ năng xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng tại đô thị. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Địa chính và quản lý đô thị còn được trang bị các kỹ năng khác như kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị.

Sinh viên lớp ĐCQLĐTT khóa 47 (2013 – 2017)
3. Cơ hội việc làm 
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở các cơ quan Quản lý đô thị, cơ quan Tài nguyên và Môi trường từ Trung ương đến địa phương như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, Trung tâm phát triển quỹ đất các cấp, Các Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, dịch vụ liên quan đến đất đai, bất động sản và đô thị; Các cơ sở đào tạo ở các Viện, Trường Đại học, Cao đẳng, THCN và các ngành nghề có liên quan; Các công ty, doanh nghiệp liên quan đến quản lý đất đai và đô thị. 
Sinh viên lớp ĐCQLĐTT khóa 47 (2013 – 2017)
4. Các cơ hội khác
Vào học ngành Địa chính và Quản lý đô thị, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng khác như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm phù hợp với thị trường lao động mang tính cạnh tranh cao như hiện nay. Sau khi hoàn thành chương trình Đại học, sinh viên có thể học lên bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai do đội ngũ giảng viên có trình độ cao được đào tạo bài bản từ các nền giáo dục tiên tiến phụ trách.
Ngoài các đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo (gồm: Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề), sinh viên còn cơ cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục tại Thái Lan, thực tập nghề nghiệp tại Nhật Bản, Đan Mạch, Isarel,… theo các chương trình ký kết với trường Đại học Nông Lâm Huế.
5. Cam kết
Đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp sẽ luôn đồng hành cùng các bạn trong thời gian các bạn học dưới mái trường Đại học Nông Lâm Huế để hướng dẫn, định hướng và giúp các bạn hiện thực hóa con đường đã chọn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here