Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ lồng ghép về biến đổi khí hậu trong chương trình đào tạo của các trường đại học nông nghiệp Việt Nam – ACCCU” do Hà Lan tài trợ, từ ngày 8 -11 tháng 6 năm 2014 nhóm nghiên cứu của Khoa TNĐ và MTNN do PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Trưởng nhóm cùng với Th.s Trần Thị Phượng, TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Th.s Phạm Gia Tùng và KS. Dương Quốc Nõn đã đến khảo sát các điểm nghiên cứu tại thực địa và làm việc với các bên liên quan của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Nhóm đã tiến hành các cuộc họp với các bên liên quan của UBND huyện Đại Lộc do Đ/C Phan Đức Tính, Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì cùng với lãnh đạo các phòng TNMT, NN và PTNT, Khí tượng thủy văn, Khuyến nông, Đại diện Đoàn hội và giới. Cuộc họp đã thống được các nội dung triển khai hợp tác nghiên cứu giữa hai bên và nhóm đã lắng nghe những ý kiến chia sẽ rất hữu ích liên quan đến hạn hán, biến đổi khí hậu, cách ứng phó hiện nay của huyện. Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực NN và TNMT, Phó chủ tịch huyện Phan Đức Tính đã gợi mở và đề xuất những hướng nghiên cứu mới hợp tác giữa Khoa, Trường với Huyện. Hai bên đã thống nhất các nội dung sẽ triển khai hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan từ cấp tính đến cấp xã, người dân vào tháng 9 tới.
Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục làm việc với 2 xã điển hình và đại diện cho nhũng vùng có mức độ hạn hán nhiều của huyện đó là xã Đại Hưng và Đại Quang. Qua cuộc làm việc với các ban ngành của xã, các lão nông tri điền, nhóm đã thu thập được nhiều thông tin sơ cấp và thứ cấp rất hữu ích cho việc tiến hành mô phỏng biến đổi khí hậu và mức độ hạn hán từ nay đến năm 2050 cho toàn huyện bên cạnh các thông tin từ ảnh viễn thám, số liệu khí tượng thủy văn 40 năm qua của huyện và các nguồn số liệu khác.
Song song với việc làm việc và thu thập thông tin từ các bên liên quan cấp huyện và xã, thôn. Nhóm đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại các điểm đã, đang và sẽ có nguy cơ hạn hán nặng. Gặp trực tiếp người dân ngay tại các cánh đồng để chia sẽ những mất mát do hạn hạn gây nên, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm thực tế của địa phương trong việc ứng phó với hạn hán, nhất là trong vụ Hè Thu (từ tháng 5 đến tháng 8) và thời gian cuối của vụ Đông Xuân (từ tháng 3 đến tháng 4).
Kết quả thu thập số liệu trong đợt khảo sát lần này sẽ giúp cho nhóm triển khai việc xây dựng các mô hình mô phỏng BĐKH và hạn hán của huyện Đại Lộc như là nghiên cứu điểm từ nay đến năm 2050. Sắp đến nhóm sẽ tiếp tục triển khai các đợt khảo sát tại huyện và cùng các chuyên gia Hà Lan và Đại học Cần Thơ để phát hiện những kết quả nghiên cứu hữu ích cho địa phương và hướng đến hội thảo chia sẽ chung.
Nhân chuyến làm việc với huyện Đại Lộc, giữa Khoa và Huyện cũng thống nhất sẽ đi đến ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, NCKH và chuyển giao cho năm năm đến vào tháng 9 năm nay. Trường và Khoa xem huyện như là điểm điểm hình của địa bàn 4 để đưa sinh viên đến học tập, nghiên cứu lâu dài dưới sự hỗ trợ của các phòng ban liên quan.
Nhóm đã tiến hành các cuộc họp với các bên liên quan của UBND huyện Đại Lộc do Đ/C Phan Đức Tính, Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì cùng với lãnh đạo các phòng TNMT, NN và PTNT, Khí tượng thủy văn, Khuyến nông, Đại diện Đoàn hội và giới. Cuộc họp đã thống được các nội dung triển khai hợp tác nghiên cứu giữa hai bên và nhóm đã lắng nghe những ý kiến chia sẽ rất hữu ích liên quan đến hạn hán, biến đổi khí hậu, cách ứng phó hiện nay của huyện. Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực NN và TNMT, Phó chủ tịch huyện Phan Đức Tính đã gợi mở và đề xuất những hướng nghiên cứu mới hợp tác giữa Khoa, Trường với Huyện. Hai bên đã thống nhất các nội dung sẽ triển khai hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan từ cấp tính đến cấp xã, người dân vào tháng 9 tới.
Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục làm việc với 2 xã điển hình và đại diện cho nhũng vùng có mức độ hạn hán nhiều của huyện đó là xã Đại Hưng và Đại Quang. Qua cuộc làm việc với các ban ngành của xã, các lão nông tri điền, nhóm đã thu thập được nhiều thông tin sơ cấp và thứ cấp rất hữu ích cho việc tiến hành mô phỏng biến đổi khí hậu và mức độ hạn hán từ nay đến năm 2050 cho toàn huyện bên cạnh các thông tin từ ảnh viễn thám, số liệu khí tượng thủy văn 40 năm qua của huyện và các nguồn số liệu khác.
Song song với việc làm việc và thu thập thông tin từ các bên liên quan cấp huyện và xã, thôn. Nhóm đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại các điểm đã, đang và sẽ có nguy cơ hạn hán nặng. Gặp trực tiếp người dân ngay tại các cánh đồng để chia sẽ những mất mát do hạn hạn gây nên, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm thực tế của địa phương trong việc ứng phó với hạn hán, nhất là trong vụ Hè Thu (từ tháng 5 đến tháng 8) và thời gian cuối của vụ Đông Xuân (từ tháng 3 đến tháng 4).
Kết quả thu thập số liệu trong đợt khảo sát lần này sẽ giúp cho nhóm triển khai việc xây dựng các mô hình mô phỏng BĐKH và hạn hán của huyện Đại Lộc như là nghiên cứu điểm từ nay đến năm 2050. Sắp đến nhóm sẽ tiếp tục triển khai các đợt khảo sát tại huyện và cùng các chuyên gia Hà Lan và Đại học Cần Thơ để phát hiện những kết quả nghiên cứu hữu ích cho địa phương và hướng đến hội thảo chia sẽ chung.
Nhân chuyến làm việc với huyện Đại Lộc, giữa Khoa và Huyện cũng thống nhất sẽ đi đến ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, NCKH và chuyển giao cho năm năm đến vào tháng 9 năm nay. Trường và Khoa xem huyện như là điểm điểm hình của địa bàn 4 để đưa sinh viên đến học tập, nghiên cứu lâu dài dưới sự hỗ trợ của các phòng ban liên quan.
Một số hình ảnh đợt khảo sát:
Làm việc với UBND huyện Đại Lộc
Làm việc với UBND xã Đại Hưng
Làm việc với UBND xã Đại Quang
Xác định điểm hạn hán xã Đại Quang
Hơn 10% tổng diện tích đất lúa của huyện không gieo sạ được do hạn hán
Tác giả bài viết: Huỳnh Văn Chương