Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ đến năm 2015 và tầm nhìn 2020

0
369

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Khoa TN Đất và MTNN                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                               
 
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 
I. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Số liệu các đề tài nghiên cứu và hợp tác quốc tế được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đã triển khai từ 2006 – 2011
TT Loại đề tài Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Đề tài cấp Bộ, cấp ĐHH 1 1 1 4 1 1
2 Đề tài cấp trường 6 5 5 7 6 5
3 Đề tài nghiên cứu sinh viên 10 6 8 14 14 9
4 Hợp tác quốc tế 1 1 1 3 4 4
 
 
Trong giai đoạn 2006-2011, Khoa đã có nhiều đề tài cấp Bộ, cấp ĐHH và cấp Trường và đề tài hợp tác quốc tế, đã được nghiệm thu đánh giá với chất lượng tốt. Kết quả nổi bật của các đề tài nghiên cứu là:
            + Nghiên cứu và phát triển các mô hình đánh giá đa tiêu chí cho nhiều loại cây trồng, như cây thanh trà, cao su, keo lai, đậu lạc, và sắn trên các địa phương khác nhau ở miền trung nhằm phục vụ cho định hướng phát triển nông nghiệp tại các vùng sinh thái khác nhau. Ngoài ra, mô hình đa tiêu chí cũng được phát triển cho linh vực qui hoạch sử đất nông lâm nghiệp, như mô hình đánh giá đa tiêu chí phục vụ qui hoạch đất rừng phòng hộ trong lưu vực sông Hương.
            + Nghiên cứu mô hình qui hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường có sự tham gia của người dân, và qui hoạch sử dụng đất có lồng ghép với biến đổi khí hậu tại Quảng Bình, Quảng Nam.
            + Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường như công nghệ GIS, viễn thám, máy định vị toàn cầu GPS, và các thiết bị đo đạc hiện đại tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.
+ Nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tài nguyên và môi trường ở miền trung, như mô hình đồng quản lý tài chuyên chung và mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng tại Đakrông (Quảng Trị),  A Lưới (Thừa Thiên Huế).
+ Nghiên cứu qui trình sản xuất lúa trên đất mặn ven biển, qui trình bón phân hợp lý để nâng cao chất lượng rau xanh tại TP Huế và các huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đã xây dựng được các qui trình phân bón hợp lý cho một số cây trồng chính như lúa, lạc tại một số tỉnh Miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên.
+ Khảo sát và phân tích tính chất lý hóa học đất cho các tỉnh miền Trung, làm cơ sở dữ liệu cho xây dựng bản đồ nông hóa.
+ Nghiên cứu mô hình định giá đất theo thị trường cho loại đất ở đô thị gồm TP Huế và TP Đà Nẵng.
+ Nghiên cứu xói mòn đất và các giải pháp chống xói mòn
+ Nghiên cứu về vần đề đô thị hóa và sinh kế người dân tại thành phố Huế, TP Hội An, Đồng Hới.
+ Nghiên cứu về chính sách di dân, tái định cư, và bồi thường thiệt hại trong các dự án phát triển, như phát triển thủy điện, đô thị mới và cơ sở hạ tầng ở miền Trung như Thủy Điện Bình Điền, A Lưới (Thừa Thiên Huế), A Vương (Quảng Nam),
Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều có sản phẩm là các bài báo khoa học được xuất bản trong và ngoài nước và chia sẽ thông tin thông qua các hội nghị, hội thảo để hợp tác với các cơ quan, ban ngành nhằm triển khai chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong đó nổi bậc nhất là các dự án qui hoạch sử dụng đất, đánh giá đất, phân bón và dinh dưỡng cây trồng, hướng dẫn sử dụng các phần mềm GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, cây trồng, sản xuất nông lâm nghiệp. Đặc biệt, hàng năm từ 2006 – 2011 trung bình có 10 bài báo xuất bản trên các tạp chí khoa học trong nước (như tạp chí Khoa học đất, tạp chí Kinh tế và sinh thái, tạp chí Tài nguyên và môi trường, tạp chí Khoa học Đại học Huế và các trường đại học khác, tạp chí của các Sở khoa học và công nghệ…) và 2-3 bài báo quốc tế trong 1 năm. Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đã được đăng trong các kỷ yếu khoa học trong nước và quốc tế.
2. Về hợp tác và chuyển giao công nghệ với các địa phương
Từ năm 2006 Khoa đã tổ chức nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ cho các đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường, các đơn vị sản xuất nông lâm nghiệp. Trong đó, Khoa đã thành lập Trung tâm tư vấn quản lý tài nguyên đất và môi trường nông thôn nhằm triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ và hợp tác với các địa phương. Các hoạt động chuyển giao công nghệ đã được triển khai theo các dự án nghiên cứu và chuyển giao như sau:
·        Xây dựng hệ thống thông tin đất đai xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
·        Tăng cường sản xuất lượng thực tại miền Trung, Việt Nam thông qua nâng cao độ phì đất cát biển
·        Quy hoạch bảo vệ xói mòn và sạt lỡ đất huyện A lưới, Thừa Thiên Huế
·        Lập bản đồ đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất 4 huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Đắkrông, tỉnh Quảng Trị
·        Đo đạc, lập quy hoạch chi tiết trang trại chăn nuôi ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
·        Đào tạo các khóa ngắn hạn GIS, GPS, và bản đồ cho các huyện Cam Lộ, Đắkrông, tỉnh Quảng Trị
·        Quy hoạch sử dụng đất 4 xã của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và một số xã ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
·        Quy hoạch các khu tái định canh thủy điện Dakrinh, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
·        Các chương trình tập huấn phát triển nông thôn có sự tham gia
·        Các khóa đào tạo ngắn hạn về GIS, viễn thám và lập bản đồ địa chính
·        Tổ chức nhiều khóa tập huấn về quản lý tài nguyên và môi trường, GIS, viễn thám cho nhiều cán bộ của các đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường, khu bảo tồn và dự trữ sinh quyễn ở khu vực miền trung – tây nguyên.
·        Lập qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong các dự án tái định cư do thủy điện
·        Và nhiều thành viên của Khoa tham gia vào các dự án chuyển giao nông lâm ngư nghiệp khác với các khoa khác trong trường.
Như vậy, nhìn lại chặng đường 5 năm từ 2006 – 2011 Khoa đã có những chuyển biến tích cực trong hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế, đã chủ trì thành công một số dự án hợp tác quốc tế. Mặc dù các dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế qui mô chưa lớn nhưng kết quả đem lại là đáng kể, đặc biệt là nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ của khoa. Do đó, hầu hết cán bộ của khoa đã chủ động trong nghiên cứu khoa học của bản thân, tích cực tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế khác, và hình thành nên được các nhóm nghiên cứu chuyên sâu. Đây chính là cơ hội tốt để mở rộng hợp tác và tìm kiếm các dự án nghiên cứu có qui mô lớn hơn.
Thế mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khoa tập trung vào các lĩnh vực qui hoạch sử dụng đất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và môi trường, phân loại và xây dựng bản đồ đất, nghiên cứu môi trường đất và nước, nghiên cứu về chính sách đất đai.
II. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.      Những căn cứ để xây dựng định hướng
–         Các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa học và công nghệ.
–         Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của Trường và Khoa.
–         Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trong Khoa
–         Nhu cầu thực tế về vấn đề tài nguyên đất và môi trường
2.      Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
a.      Mục tiêu tổng quát:
Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp để sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bền vững.
b.      Mục tiêu cụ thể
+ Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong lĩnh vực tài nguyên đất và môi trường.
+ Đề xuất được giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, cải thiện thu nhập của hộ nông dân.
+ Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với các hướng KH&CN ưu tiên, với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
+ Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
3.       Định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ
a.      Đổi mới cơ chế quản lý và có chế hoạt động khoa học công nghệ
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc thù của hoạt động KH&CN và hội nhập quốc tế; tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.
b.      Những hướng nghiên cứu cần được ưu tiên phát triển
Tập trung nghiên cứu các lĩnh vực là thế mạnh của khoa và những vấn đề mà Nhà nước và xã hội quan tâm theo 4 nhóm chính:
–                     Nhóm nghiên cứu chính sách đất đai, tài nguyên và môi trường, bao gồm: chính sách đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể và nông thôn mới, chính sách di dân, tái định cư, quản lý tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, dồn điền đổi thửa, xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên và môi trường…
–                     Nhóm nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: công nghệ GIS và viễn thám, đo đạc, GPS, công nghệ xử lý ô nhiễm đất và nước,
–                     Nhóm kinh tế đất và hiệu quả sử dụng đất: đánh giá hiệu quả sử dụng đất, định giá đất, quản lý thị trường và kinh doanh bất động sản
–                     Nhóm nghiên cứu môi trường (tập trung môi trường nông thôn): mô phỏng môi trường, xói mòn và sạt lỡ đất, ô nhiễm đất và nước, nghiên cứu thảm họa thiên tai, qui hoạch môi trường, cải tạo đất, biến đổi khí hậu.
c.      Tăng cường năng lực nghiên cứu
–                     Về xây dựng đội ngũ khoa học: Xây dựng và đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu thông qua các lớp tập huấn, tạo điều kiện đi tham gia hội thảo khoa học, và tham gia các đề tài nghiên cứu hiện có.
–                     Phát triển các tổ chức khoa học công nghệ: Tìm kiếm và khai thác tốt cơ hội hợp tác nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau.
–                     Hoạt động tư vấn, dịch vụ KHCN: Thúc đẩy quá trình nghiên cứu và xuất bản công trình trên các tạp chí trong và nước ngoài. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sẽ triển khai phối hợp chuyển giao công nghệ với các đơn vị có nhu cầu ứng dụng, trong đó sẽ ký hợp biên bản ghi nhớ hợp tác với các Sở tài nguyên và môi trường và các địa phương trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. Đồng thời sẽ tổ chức soạn thảo các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn tài nguyên và môi trường cấp cơ sở để nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra, tổ chức nhiều lớp chuyển giao công nghệ về quản lý đất đai cho các địa phương.
–                     Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu: Trang bị thêm các trang thiêt bị chuyên về lĩnh vực tài nguyên đất và môi trường để thực hiện các nghiên cứu.
4. Các giải pháp chủ yếu
            * Về chủ trương, chính sách
            – Thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ tuân theo qui định về chủ trương và chính sách của nhà nước, nhà trường.
            – Ban hành văn bản và chính sách giúp hoạt động khoa học công nghệ tiến hành thuận lợi hơn. 
            * Về công tác quản lý
         – Xây dựng chiến lược cho hoạt động của đơn vị dựa vào thế mạnh và nhu cầu của phát triển kinh tế của địa phương, vùng và cả nước.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ NCKH có kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN.
– Tăng cường cở sở vật chất cho KH&CN, sử dụng  hiệu quả trang thiết bị các phòng thí nghiệm.
– Gắn kết hữu cơ giữa nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học với đào tạo; đẩy mạnh thị trường khoa học và công nghệ.
– Thực hiện sở hữu trí tuệ, tranh thủ sự  hợp tác quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
– Nâng cao chất lượng và số lượng các Tạp chí khoa học, khuyến khích gửi bài đăng ở các Tạp chí trong và ngoài nước.
– Tăng cường công tác khen thưởng và xử phạt trong hoạt động KH&CN.
            * Về cơ chế hoạt động khoa học công nghệ
– Tiến hành đánh giá thường xuyên hệ thống tổ chức nhằm phát hiện những bất cập về mô hình cũng như cơ chế điều hành để đề xuất phương án điều chỉnh thích hợp.
– Quản lý tổng thể công tác qui hoạch, kế hoạch, điều phối hoạt động, thanh tra và kiểm tra, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, cá nhân hoạt động có hiệu quả trong khuôn khổ qui định của Nhà nước và của Khoa. Các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể, giám sát, kiểm tra để tránh trùng lặp.
           
– Tổ chức nhóm nghiên cứu theo nguyên tắc liên Khoa, đảm bảo những nhà khoa học xuất sắc nhất trong Trường được tập hợp để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm công tác được hình thành ngay từ khi chuẩn bị đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ được thực hiện tại Vùng cần khai thác tối đa nguồn lực của vùng. Với một số nhiệm vụ cấp cơ sở cũng có thể thử nghiệm đấu thầu nội bộ.
– Tăng cường hợp tác với địa phương để tạo điều kiện mở rộng nghiên cứu, chuyển giao kết quả vào sản xuất.
– Công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra phải được tổ chức liên tục, tránh tập trung vào thời gian ngắn cuối năm để đảm bảo thực hiện hiệu quả các ưu tiên được nêu trong Chiến lược phát triển của Khoa. Nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài, dự án bằng hình thức tư vấn chuyên gia là chủ yếu, hạn chế thành lập các Hội đồng hình thức. 
* Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN
– Hội nhập sâu và rộng sẽ tạo ra cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, coi HTQT về KHCN là giải pháp quan trọng nhằm thu hút kỹ thuật, chuyên gia, kiến thức để “đi tắt đón đầu”. HTQT cũng là giải pháp để tăng cường tiềm lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ KHCN trình độ cao.
– Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức KHCN nước ngoài và tổ chức Quốc tế, bao gồm cả các tổ chức, Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam. Nâng cao năng lực tư vấn và đầu tư quốc tế.
–  Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và đào tạo thông qua thực hiện các dự án phối hợp và cùng chia sẻ kinh phí.
* Về cơ chế sử dụng và đổi mới quản lý tài chính
– Tạo cơ chế thông thoáng trong quản lý tài chính, giảm bớt hóa đơn chứng từ không cần thiết.
– Rút ngắn thời gian phê duyệt kinh phí đối với các đề tài.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here