Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý đất đai năm 2019

0
2068
   TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
GIỚI THIỆU THÔNG TIN
TUYỂN SINH QUẢN LÝ ĐẤT NĂM 2019

1. Tên chương trình đào tạo:  Quản lý đất đai
Tên tiếng Anh: Land Management
Mã ngành: 7850103
Loại hình đào tạo:  Chính quy
Thời gian đào tạo và số tín chỉ: 128
Chỉ tiêu tuyển sinh 2019: 150
Hình thức xét tuyển:
– Xét học bạ (kết quả học tập lớp 11 và học kỳ I lớp 12)
– Dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia
Khối thi: A00, D01, C04, C00
2. Giới thiệu chung về chuyên ngành

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. Quản lý đất đai hiệu quả là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo việc nâng cao hiệu quả cho việc quản lý và sử dụng đất đô thị, nông thôn theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Công việc của người làm trong lĩnh vực quản lý đất đai là đo đạc địa chính, xây dựng các loại bản đồ, giải quyết các công tác thủ tục hành chính về đất đai. Thực tế cho thấy quản lý đất đai là công việc hấp dẫn đối với một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động trẻ hiện nay. Sức hấp dẫn của công việc quản lý đất đai đến từ việc trực tiếp tham gia quản lý thị trường nhà đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải tỏa, định giá đất… Đặc biệt là sinh viên khi ra trường có công việc và thu nhập ổn định.
Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên sâu về nhân lực quản lý đất đai cung cấp cán bộ cho cơ quan quản lý nhà nước các địa phương. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Quản lý đất đai.
 
Hình 1. Ảnh tốt nghiệp

3. Cơ hội việc làm và nhu cầu thị trường lao động

Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm (năm 2017 có 40 doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp 1500 vị trí việc làm). Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của Nhà trường.
 
Hình 2. Cơ hội việc làm
Cử nhân Quản lý đất đai có thể làm việc trong bộ máy nhà nước như: Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở có liên quan, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị và các Phòng có liên quan, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Chi cục Quản lý đất đai, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Kỹ thuật địa chính, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Viện nghiên cứu quản lý đất đai, Địa chính xã phường, thanh tra xây dựng, các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực đo đạc – địa chính, định giá – sàn giao dịch đất và bất động sản, quy hoạch sử dụng đất, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai,…

4. Môi trường học tập và cơ hội trao đổi, giao lưu quốc tế

 
Hình 3. Giao lưu với bạn bè quốc tế và hoạt động phong trào của sinh viên
Vào học tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện trong môi trường năng động, hiệu quả trong toàn khoá học. Sinh viên sẽ được sống và học tập trong một không khí hoạt động tập thể sôi động do Nhà trường tổ chức, giám sát thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tiếng Anh… hoạt động thường nhật trên khắp khuôn viên trường vào buổi tối với đầy đủ điều kiện tốt nhất về ánh sáng, âm thanh và an ninh trật tự. Ngoài các đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo (gồm: Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề), sinh viên còn cơ cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục tại Thái Lan, thực tập nghề nghiệp tại Nhật Bản, Đan Mạch, Isarel,… theo các chương trình ký kết với trường Đại học Nông Lâm Huế.

5. Kiến thức và kỹ năng đạt được
+ Về kiến thức

– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong lĩnh vực quản lý đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

+ Về kỹ năng

– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác.
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai.
– Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai như định giá đất, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp bền vững để thực hiện hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Quản lý đất đai còn được trang bị các kỹ năng khác, như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực Quản lý đất.

6. Năng lực cơ sở đào tạo

Trường ĐHNL Huế là một trong những trường thành viên đầu tiên của Đại học Huế và cũng là trường Đại học Nông Nghiệp đầu tiên được công nhận là cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành, thực tập, Nhà trường đã ưu tiên đầu tư xây dựng các phòng thực hành, thực tập chuyên ngành đặt tại khuôn viên của trường: các loại máy toàn đạc, máy GPS hiện đại, Phòng thực hành GIS và viễn thám, Phòng thí nghiệm thực hành môi trường và biến đổi khí hậu,…
 
Hình 4. Một số máy móc phục vụ học tập
Đồng thời, Nhà trường và Khoa chuyên môn phụ trách ngành cũng tích cực liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp, công ty bên ngoài để xây dựng một mạng lưới các cơ sở thực tập nghề nghiệp thực tế tại các cơ quan tài nguyên môi trường, Văn phòng đăng ký đất, UBND cấp xã, các công ty, doanh nghiệp về tài nguyên môi trường để tiếp cận với các công việc thực tế nghề nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Sinh viên thực tập ngoài tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế còn có cơ hội việc làm rất tốt khi ra trường.
 
Hình 5: Sinh viên ngành Quản lý đất đi thực tế nghề nghiệp
Tính đến hết năm 2017, tổng số cán bộ viên chức và lao động cơ hữu của khoa là 30 người, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ, 22 Thạc sĩ (trong đó có 10 người đang là nghiên cứu sinh), 06 kỹ sư. Tổng số sinh viên là khoảng 1000 sinh viên bậc đại học và trên học viên cao học. Cùng với sự phát triển về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu cũng đang được nâng cao về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp là khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và quy củ gồm 04 bộ môn: Trắc địa và bản đồ, Quy hoạch và Kinh tế đất, Công nghệ thông tin đất đai, Quản lý tài nguyên và Môi trường. Hiện tại, khoa có 1 toà nhà làm việc với 10 phòng chức năng và 03 phòng thí nghiệm, thực hành. Các phòng đều được trang bị các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của các giảng viên. Ngoài ra, Khoa còn có phòng lưu trữ nhiều tài liệu chuyên ngành, luận của sinh viên và học viên cao học sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu khoa học.

Các liên kết bài viết bên ngoài có liên quan tới ngành:
https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/11-ly-do-nen-hoc-tap-va-thanh-nghe-tai-Truong-Dai-hoc-Nong-Lam-Dai-hoc-Hue-2086/
https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/Tong-ket-chuyen-thuc-te-nghe-lop-DCQLDT-48-tai-thanh-pho-Da-Nang-2114/

GIỚI THIỆU THÔNG TIN
TUYỂN SINH CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHÍNH VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ NĂM 2018

1. Tên chương trình đào tạo:  Địa chính và Quản lý đô thị
Tên tiếng Anh: Cadastre and Urban Management
Mã ngành: 7850103
Loại hình đào tạo:  Chính quy
Thời gian đào tạo và số tín chỉ: 128
Chỉ tiêu tuyển sinh 2018: 150
Hình thức xét tuyển: Dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia
Khối thi: A00, D01, C04, C00
2. Giới thiệu chung về chuyên ngành

Ở nước ta hiện nay, đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại các đô thị lớn, tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa lan toả theo diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Từ đó, hệ thống luật pháp đang dần được hoàn thiện, tạo điều kiện phân cấp cho các địa phương trong công tác lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch đô thị, đầu tư phát triển và quản lý đô thị. Ngoài ra xu thế quy hoạch, quản lý hợp nhất các vấn đề thuộc đô thị trong đó lấy nền tảng là đất đai và hình thành chính quyền đô thị, phương thức quản lý mới là nhu cầu tất yếu khách quan nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường sống thuận lợi của đô thị, kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trên cơ sở đó, nhu cầu nhân lực chuyên sâu về địa chính và quản lý đô thị là rất lớn, đặt ra nhu cầu đào tạo cho các trường đại học trong cả nước. Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên sâu về nhân lực địa chính và quản lý đô thị để cung cấp cho các địa phương nói chung và các đô thị trong cả nước nói riêng. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo chuyên ngành Địa chính và Quản lý đô thị, thuộc ngành Quản lý đất đai.

3. Cơ hội việc làm và nhu cầu thị trường lao động

Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm (năm 2017 có 40 doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp 1500 vị trí việc làm). Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của Nhà trường.
Hình 1. Ngày hội việc làm năm 2016
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc ở các cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Quản lý đô thị từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, Trung tâm phát triển quỹ đất các cấp, Các Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, dịch vụ liên quan đến đất đai, bất động sản và đô thị; Các cơ sở đào tạo ở các Viện, Trường Đại học, Cao đẳng, THCN và các ngành nghề có liên quan; Các công ty, doanh nghiệp liên quan đến quản lý đất đai và đô thị.

4. Môi trường học tập và cơ hội trao đổi, giao lưu quốc tế

Vào học tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện trong môi trường năng động, hiệu quả trong toàn khoá học. Sinh viên sẽ được sống và học tập trong một không khí hoạt động tập thể sôi động do Nhà trường tổ chức, giám sát thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tiếng Anh… hoạt động thường nhật trên khắp khuôn viên trường vào buổi tối với đầy đủ điều kiện tốt nhất về ánh sáng, âm thanh và an ninh trật tự. Ngoài các đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo (gồm: Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề), sinh viên còn cơ cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục tại Thái Lan, thực tập nghề nghiệp tại Nhật Bản, Đan Mạch, Isarel,… theo các chương trình ký kết với trường Đại học Nông Lâm Huế.
 
Hình 2. Một số hoạt động phong trào của sinh viên

5. Kiến thức và kỹ năng đạt được
Theo học chuyên ngành Địa chính và Quản lý đô thị, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:
+ Về kiến thức

– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai và quản lý đô thị gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và quản lý đô thị; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và vi phạm về trật tự xây dựng đô thị; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai và quản lý trật tự xây dựng đô thị.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai và quản lý đô thị như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai và quản lý đô thị như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và chủ sở hữu công trình xây dựng; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai và công trình xây dựng.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản…
+ Về kỹ năng
Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị như Luật quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Định giá bất động sản, Quản lý nhà nước về đất đai, Quản lý xây dựng đô thị, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp để quy hoạch, thẩm định, quản lý Nhà nước về đất đai ở đô thị và thực hiện các công việc liên quan khác.
– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác.
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vùng nông thôn và đô thị.
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các công việc thuộc lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị.
– Có kỹ năng thực hiện việc thanh tra và quản lý trật tự xây dựng ở đô thị.
– Có kỹ năng xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng tại đô thị.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Địa chính và quản lý đô thị còn được trang bị các kỹ năng khác, như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị.

6. Năng lực cơ sở đào tạo

        Trường ĐHNL Huế là một trong những trường thành viên đầu tiên của Đại học Huế và cũng là trường Đại học Nông Nghiệp đầu tiên được công nhận là cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành, thực tập, Nhà trường đã ưu tiên đầu tư xây dựng các phòng thực hành, thực tập chuyên ngành đặt tại khuôn viên của trường: các loại máy toàn đạc, máy GPS hiện đại, Phòng thực hành GIS và viễn thám, Phòng thí nghiệm thực hành môi trường và biến đổi khí hậu,…
Hình 3. Một số máy móc phục vụ học tập
Đồng thời, Nhà trường và Khoa chuyên môn phụ trách ngành cũng tích cực liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp, công ty bên ngoài để xây dựng một mạng lưới các cơ sở thực tập nghề nghiệp thực tế tại các cơ quan, công ty, các địa phương… Cụ thể, sinh viên được đưa đến các cơ quan tài nguyên môi trường, cơ quan quản lý đô thị, các UBND cấp xã, các công ty, doanh nghiệp về tài nguyên môi trường, quản lý đô thị để tiếp cận với các công việc thực tế nghề nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Sinh viên thực tập ngoài tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế còn có cơ hội việc làm rất tốt khi ra trường.
 
Hình 4. Sinh viên địa chính và quản lý đô thị đi thực tế nghề nghiệp tại TP Đà Nẵng
Tính đến hết năm 2017, tổng số cán bộ viên chức và lao động cơ hữu của khoa là 30 người, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ, 22 Thạc sĩ (trong đó có 10 người đang là nghiên cứu sinh), 06 kỹ sư. Tổng số sinh viên là khoảng 1000 sinh viên bậc đại học và trên học viên cao học. Cùng với sự phát triển về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu cũng đang được nâng cao về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp là khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và quy củ gồm 04 bộ môn: Trắc địa và bản đồ, Quy hoạch và Kinh tế đất, Công nghệ thông tin đất đai, Quản lý tài nguyên và Môi trường. Hiện tại, khoa có 1 toà nhà làm việc với 10 phòng chức năng và 03 phòng thí nghiệm, thực hành. Các phòng đều được trang bị các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của các giảng viên. Ngoài ra, Khoa còn có phòng lưu trữ nhiều tài liệu chuyên ngành, luận của sinh viên và học viên cao học sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu khoa học.

Các liên kết bài viết bên ngoài có liên quan tới ngành:
https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/Chuyen-nganh-dia-chinh-va-quan-ly-do-thi-co-hoi-hoc-tap-va-viec-lam-cho-sinh-vien-2089/
https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/11-ly-do-nen-hoc-tap-va-thanh-nghe-tai-Truong-Dai-hoc-Nong-Lam-Dai-hoc-Hue-2086/

GIỚI THIỆU THÔNG TIN
TUYỂN SINH NGÀNH TRẮC ĐỊA – ĐỊA CHÍNH NĂM 2018

1. Tên chương trình đào tạo:  Quản lý đất đai
Tên chương trình đào tạo: Trắc địa – Địa chính
Tên tiếng Anh: Geodetic – Cadastre
Mã ngành: 7850103
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo và số tín chỉ: 4 năm 128
Chỉ tiêu tuyển sinh 2018:  150
Hình thức xét tuyển: Dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia
Khối thi: A00, D01, C04, C00
2. Giới thiệu chung về ngành
Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai chuyên ngành Trắc địa – Địa chính được thiết kế để đào Đào tạo người Kỹ sư Quản lý đất đai chuyên ngành trắc địa – địa chính có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai, có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến quản lý đất đai; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành trắc địa-địa chính sẽ góp phần đắc lực trong việc thực hiện tốt Luật đất đai 2013, tham gia trong việc thành lập bản đồ địa chính và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,  có khả năng thực hiện được việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình; tổ chức đo đạc khảo sát các công trình xây dựng…; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, nghiệm thu các công trình đo đạc tại các cơ sở trắc địa-bản đồ, phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, cán bộ địa chính cấp xã…

Hình 1. Kỹ sư ngành Trắc địa – Địa chính làm việc tại công trình

3. Cơ hội việc làm và nhu cầu thị trường lao động
Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm (năm 2017 có 40 doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp 1500 vị trí việc làm). Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của Nhà trường.

Hình 2. Tuyển dụng việc làm
Ngoài ra, sau khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất động sản như: Bộ Tài nguyên và  và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính.
– Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, các công ty Tài nguyên và Môi trường, các trung tâm đo đạc, trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường.
– Sinh viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên, Khoa học đất và các ngành tương tự.

4. Môi trường học tập và cơ hội trao đổi, giao lưu quốc tế

 
Hình 3. Giao lưu với bạn bè quốc tế và hoạt động phong trào của sinh viên
Vào học tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện trong môi trường năng động, hiệu quả trong toàn khoá học. Sinh viên sẽ được sống và học tập trong một không khí hoạt động tập thể sôi động do Nhà trường tổ chức, giám sát thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tiếng Anh… hoạt động thường nhật trên khắp khuôn viên trường vào buổi tối với đầy đủ điều kiện tốt nhất về ánh sáng, âm thanh và an ninh trật tự. Ngoài các đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo (gồm: Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề), sinh viên còn cơ cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục tại Thái Lan, thực tập nghề nghiệp tại Nhật Bản, Đan Mạch, Isarel,… theo các chương trình ký kết với trường Đại học Nông Lâm Huế.

5. Kiến thức và kỹ năng đạt được
+ Về kiến thức

– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn của ngành Quản lý đất đai gồm Thổ nhưỡng học, Trắc địa, Bản đồ học, Trắc địa ảnh và viễn thám, Hệ thống định vị toàn cầu, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Cơ sở dữ liệu, Bản đồ địa chính, Pháp luật đất đai, Kinh tế đất,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;
– Có kiến thức chuyên ngành sâu phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực Trắc địa địa chính như: Trắc địa cao cấp, Trắc địa công trình ứng dụng, Bản đồ địa hình, Lý thuyết sai số và bình sai lưới trắc địa, Công nghệ ảnh số, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, Quản lý hành chính đất đai, Đăng ký thống kê đất đai, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Đánh giá tác động môi trường, Hệ thống thông tin đất (LIS), Quản lý nguồn nước, Tin học chuyên ngành quản lý đất, Xây dựng và quản lý dự án, Thị trường bất động sản, Quản lý đất nông nghiệp bền vững.

+ Về kỹ năng

– Có khả năng đo đạc và xây dựng các loại bản đồ chuyên đề liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên,…bằng phương pháp toàn đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám, ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS;
– Có khả năng phân tích và vận dụng đúng các các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai như Luật đất đai, đánh giá, định giá, qui hoạch, phân hạng, quản lý nhà nước, thanh tra,… để thực hiện các công việc trong hệ thống quản lý đất đai của nhà nước;
– Có khả năng quản lý, điều hành các công việc liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp khác nhau. Quản trị nhân sự và nghệ thuật lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai;
– Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành, đa lĩnh vực;
Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Trắc địa – Địa chính còn được trang bị các kỹ năng khác, như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực Trắc địa.
 
Hình 4. Sinh viên ngành Trắc địa – Địa chính trong giờ thực hành
6. Năng lực cơ sở đào tạo

Trường ĐHNL Huế là một trong những trường thành viên đầu tiên của Đại học Huế và cũng là trường Đại học Nông Nghiệp đầu tiên được công nhận là cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tính đến hết năm 2017, tổng số cán bộ viên chức và lao động cơ hữu của khoa là 30 người, trong đó có 02 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ, 22 Thạc sĩ (trong đó có 10 người đang là nghiên cứu sinh), 06 kỹ sư. Tổng số sinh viên là khoảng 1000 sinh viên bậc đại học và trên học viên cao học.

 
Hình 5. Đội ngũ cán bộ Khoa Tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp
Cùng với sự phát triển về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu cũng đang được nâng cao về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp là khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và quy củ gồm 04 bộ môn: Trắc địa và bản đồ, Quy hoạch và Kinh tế đất, Công nghệ thông tin đất đai, Quản lý tài nguyên và Môi trường. Hiện tại, khoa có 1 toà nhà làm việc với 10 phòng chức năng và 03 phòng thí nghiệm, thực hành. Các phòng đều được trang bị các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của các giảng viên. Ngoài ra, Khoa còn có phòng lưu trữ nhiều tài liệu chuyên ngành, luận của sinh viên và học viên cao học sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, Nhà trường và Khoa chuyên môn cũng tích cực liên kết, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp, công ty bên ngoài để xây dựng một mạng lưới các cơ sở thực tập nghề nghiệp để sinh viên có cơ hội tiếp cận với các công việc thực tế nghề nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Sinh viên thực tập ngoài tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế còn có cơ hội việc làm rất tốt khi ra trường.
Hình 6. Phòng thực hành Công nghệ thông tin
Các liên kết bài viết bên ngoài có liên quan tới ngành:

https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/Chuong-trinh-tap-huan-nghe-nghiep-Ngay-hoi-viec-lam-2016-1945/
https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/11-ly-do-nen-hoc-tap-va-thanh-nghe-tai-Truong-Dai-hoc-Nong-Lam-Dai-hoc-Hue-2086/
https://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/Dao-tao-Dai-hoc-Cao-Dang/Chuyen-nganh-Trac-dia-dia-chinh-667/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here