Chuẩn đầu ra ngành Quản lý đất đai và Khoa học đất

0
304
CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-ĐHNL ngày  14 tháng 3 năm 2017  của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)
 
Ngành Quản lý đất đai
1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn về khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (được cấp chứng chỉ), An ninh quốc phòng (được cấp chứng chỉ), tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về tiếng Anh với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên.
1.2. Chuẩn về khối kiến thức lĩnh vực 
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý đất đai;
–  Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành
Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như Toán học, Toán thống kê, Vật lý, Hóa học, Sinh thái và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý đất đai.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý đất đai;
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong lĩnh vực quản lý đất đai;
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 
 1.5. Kiến thức bổ trợ
Vận dụng tốt các kiến thức về kỹ năng mềm, phương pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng và quản lý dự án vào nghề nghiệp và cuộc sống.

2. Chuẩn về kỹ năng2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác;
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn;
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai;
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai;
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai;
– Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai như định giá đất, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp bền vững để thực hiện hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
2.2. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có kỹ năng cộng tác, hình thành nhóm, làm việc theo nhóm, phát triển nhóm; tổng hợp được ý kiến tập thể, thích ứng và làm việc hiệu quả trong các tập thể đa ngành, đa lĩnh vực;
– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Có kỹ năng quản lý, điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động của tập thể; Có kỹ năng phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; Có khả năng đàm phán, thuyết phục và đưa ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật;
– Kỹ năng giao tiếp: Có kỹ năng đàm phán, diễn thuyết, ứng xử và giao tiếp hiệu quả trong các công việc của lĩnh vực quản lý đất đai cũng như trong cuộc sống;
– Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên;
– Kỹ năng tin học: Đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, đồng thời có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ viễn thám để thực hiện các công việc chuyên môn của ngành Quản lý đất đai;
– Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành, các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại để thực hiện nghiên cứu thành công các vấn đề khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai;
– Có kỹ năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
* Năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: 
– Có năng lực lập kế hoạch, tổ chức công việc, phát huy trí tuệ tập thể và phát triển chuyên môn về quản lý đất đai;
– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
– Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai;
– Có đạo đức nghề nghiệp tốt trong việc thực hiện các công việc chuyên môn như trung thực với các kết quả đo đạc, phân tích đất, xử lý hồ sơ về đất đai. Luôn nhiệt tình, niềm nở và tận tâm khi phục vụ người dân đến giao dịch hoặc khi thực hiện các công việc chuyên môn với các bên liên quan.
* Năng lực quản lý, điều hành: 
– Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề trong lĩnh vực quản lý đất đai thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;
– Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động quản lý đất đai ở các cấp;
– Có năng lực đề xuất các sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
 

CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Ngành Quản lý đất đai)

Sinh viên sau khi tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành Quản lý thị trường bất động sản thuộc ngành Quản lý đất đai sẽ có các năng lực sau đây:
1.Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn về khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (được cấp chứng chỉ), An ninh quốc phòng (được cấp chứng chỉ), tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống.
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên.
1.2. Chuẩn về khối kiến thức lĩnh vực 
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản.
– Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành
Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như Toán học, Toán thống kê, Vật lý, Hóa học, Sinh thái và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và bất động sản; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và bất động sản; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai và bất động sản.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đất đai và bất động sản như khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai, bản đồ khoanh vùng giá trị đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và bất động sản, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và bất động sản.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai và bất động sản như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai và bất động sản.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính về bất động sản như điều tra xây dựng giá đất và bất động sản, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai và bất động sản, quản lý và phát triển thị trường bất động sản. 
1.5. Kiến thức bổ trợ
Vận dụng tốt các kiến thức về kỹ năng mềm, phương pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng và quản lý dự án vào nghề nghiệp và cuộc sống.
2. Chuẩn về kỹ năng2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
– Có kỹ năng về định giá đất và bất động sản.
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng thống kê, kiểm kê đất đai và bất động sản.
– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ khoanh vùng giá trị đất đai và các bản đồ chuyên đề khác.
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai và bất động sản.
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai và bất động sản.
– Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai và bất động sản như định giá đất và bất động sản, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể để thực hiện hiệu quả việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
2.2. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có kỹ năng cộng tác, hình thành nhóm, làm việc theo nhóm, phát triển nhóm; tổng hợp được ý kiến tập thể, thích ứng và làm việc hiệu quả trong các tập thể đa ngành, đa lĩnh vực.
– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Có kỹ năng quản lý, điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động của tập thể; Có kỹ năng phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; Có khả năng đàm phán, thuyết phục và đưa ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật.
– Kỹ năng giao tiếp: Có kỹ năng đàm phán, diễn thuyết, ứng xử và giao tiếp hiệu quả trong các công việc của lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản cũng như trong cuộc sống.
– Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên.
– Kỹ năng tin học: Đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, đồng thời có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm tin học chuyên ngành, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ viễn thám để thực hiện các công việc chuyên môn của lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản.
– Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành, các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại để thực hiện nghiên cứu thành công các vấn đề khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản.
– Có kỹ năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
* Năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: 
– Có năng lực tự lập kế hoạch,  tổ chức công việc, phát huy trí tuệ tập thể và phát triển chuyên môn.
– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
– Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai và bất động sản.
– Có đạo đức nghề nghiệp tốt trong việc thực hiện các công việc chuyên môn như trung thực với các kết quả đo đạc, xử lý hồ sơ về đất đai và bất động sản. Luôn nhiệt tình, niềm nở và tận tâm khi phục vụ người dân đến giao dịch hoặc khi thực hiện các công việc chuyên môn với các bên liên quan.
* Năng lực quản lý, điều hành: 
– Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề trong lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản.
– Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động quản lý đất đai và bất động sản ở các cấp.
– Có năng lực đề xuất các sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHÍNH VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ (Ngành Quản lý đất đai)

Sinh viên sau khi tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành Địa chính và Quản lý đô thị thuôc ngành Quản lý đất đai sẽ có các năng lực sau đây:
1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn về khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (được cấp chứng chỉ), An ninh quốc phòng (được cấp chứng chỉ), tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống.
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên.
1.2. Chuẩn về khối kiến thức lĩnh vực 
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý đất đai.
– Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành
Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như Toán học, Toán thống kê, Vật lý, Hóa học, Sinh thái và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý đất đai.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai và quản lý đô thị gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và quản lý đô thị; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và vi phạm về trật tự xây dựng đô thị; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai và quản lý trật tự xây dựng đô thị.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai và quản lý đô thị như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai và quản lý đô thị như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và chủ sở hữu công trình xây dựng; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai và công trình xây dựng.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 
1.5. Kiến thức bổ trợ
Vận dụng tốt các kiến thức về kỹ năng mềm, phương pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng và quản lý dự án vào nghề nghiệp và cuộc sống.
2. Chuẩn về kỹ năng2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
– Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị như Luật quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Định giá bất động sản, Quản lý nhà nước về đất đai, Quản lý xây dựng đô thị, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp để quy hoạch, thẩm định, quản lý Nhà nước về đất đai ở đô thị và thực hiện các công việc liên quan khác.
– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác.
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vùng nông thôn và đô thị.
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các công việc thuộc lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị.
– Có kỹ năng thực hiện việc thanh tra và quản lý trật tự xây dựng ở đô thị.
– Có kỹ năng xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng tại đô thị.
2.2. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có kỹ năng cộng tác, hình thành nhóm, làm việc theo nhóm, phát triển nhóm; tổng hợp được ý kiến tập thể, thích ứng và làm việc hiệu quả trong các tập thể đa ngành, đa lĩnh vực.
– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Có kỹ năng quản lý, điều khiển, phân công, đánh giá hoạt động của tập thể; Có kỹ năng phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; Có khả năng đàm phán, thuyết phục và đưa ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật.
– Kỹ năng giao tiếp: Có kỹ năng đàm phán, diễn thuyết, ứng xử và giao tiếp hiệu quả trong các công việc của lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị cũng như trong cuộc sống.
– Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên.
– Kỹ năng tin học: Đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, đồng thời có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm tin học chuyên ngành, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ viễn thám để thực hiện các công việc chuyên môn về địa chính và quản lý đô thị.
– Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành, các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại để thực hiện nghiên cứu thành công các vấn đề khoa học trong lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị .
– Có kỹ năng khởi nghiệp và tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
* Năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: 
– Có năng lực tự lập kế hoạch, tổ chức công việc, phát huy trí tuệ tập thể và phát triển chuyên môn về lĩnh vực địa chính và quản lý đô thị.
– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
– Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về địa chính và quản lý đô thị.
– Có đạo đức nghề nghiệp tốt trong việc thực hiện các công việc chuyên môn như trung thực với các kết quả đo đạc, xử lý hồ sơ về đất đai và công trình xây dựng. Luôn nhiệt tình, niềm nở và tận tâm khi phục vụ người dân đến giao dịch hoặc khi thực hiện các công việc chuyên môn với các bên liên quan.
* Năng lực quản lý, điều hành: 
– Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề trong lĩnh vực quản lý đất đai, địa chính và quản lý đô thị thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
– Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động địa chính và quản lý đô thị ở các cấp.
– Có năng lực đề xuất các sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC 
HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-ĐHNL ngày  14 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)
 
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn về khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (được cấp chứng chỉ), An ninh quốc phòng (được cấp chứng chỉ), tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về tiếng Anh với trình độ B1 hoặc tương đương trở lên.
1.2. Chuẩn về khối kiến thức lĩnh vực 
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Khoa học đất;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành
Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như Toán học, Toán thống kê, Vật lý, Hóa học, Sinh học làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Khoa học đất.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
– Áp dụng được kiến thức cơ sở của ngành khoa học đất về Thổ nhưỡng, Hóa học đất, Vật lý đất, Hóa môi trường, Khí tượng học, Cơ sở khoa học môi trường, Sinh lý thực vật, Địa chất học, Canh tác học để phát triển kiến thức mới, tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
– Ứng dụng được phương pháp xác định các đặc tính lý, hóa, sinh học và các chỉ tiêu của đất để phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu về đất, cây và phân bón. Từ đó, tìm ra các nguyên lý trong quy hoạch sử dụng đất và xây dựng bản đồ đất phục vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp;
– Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển hóa của đất và các kỹ thuật phân loại, lấy mẫu đất, nước, phân bón và cây trồng để đánh giá mức độ ô nhiễm đất, hiệu quả kinh tế sử dụng đất trong nông nghiệp để từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
– Vận dụng được kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế đất và môi trường để giải quyết các vấn đề quản lý chất lượng và sử dụng đất theo hướng bền vững.
2. Chuẩn về kỹ năng2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
– Có kỹ năng xây dựng bản đồ đất, bản đồ thích nghi đất đai;
– Có kỹ năng đánh giá đất, phân hạng đất, đánh giá độ phì, xây dựng chế độ cải tạo đất và phương pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả;
– Có kỹ năng thiết kế và bố trí các thí nghiệm liên quan đến đất, cây và phân bón;
– Có kỹ năng xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo vệ và cải tạo đất bị thoái hóa, bạc màu, rửa trôi, ô nhiễm;
– Có kỹ năng xây dựng các giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu và áp lực của đô thị hóa trên cơ sở ứng dụng các kiến thức về pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất.
– Có kỹ năng xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp;
– Có kỹ năng cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nước, các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và ứng dụng của ngành khoa học đất để giải quyết các vấn đề trong ngành khoa học đất ở quy mô cấp tỉnh, huyện, xã;
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các công việc của ngành khoa học đất.
 

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký) 
PGS. TS. Lê Văn An

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here