Hướng dẫn xác nhận và các thủ tục nhập học 2019

0
3335

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế chúc mừng gần 2000 thí sinh đã trúng tuyển vào trường năm 2019. Để hoàn tất các thủ tục xác nhận và nhập học các thí sinh cần làm theo các hướng dẫn sau:

Mọi thắc mắc có thể liên lạc qua các số hotline 02346.271777; 0979.467.756; 0914.215.925; 0905.376.055 hoặc đặt câu hỏi vào fanpage https://www.facebook.com/truongdaihocnonglamhue/

I. Xác nhận nhập học
– Thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi hay học bạ đều bắt buộc phải gửi Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 BẢN GỐC về Ban Khảo thí & Đảm bảo chất lượng Đại học Huế, số 01 Điện Biên Phủ, TP Huế trực tiếp (kể cả thứ Bảy và Chủ nhật) hoặc qua bưu điện thì mới được công nhận kết quả trúng tuyển. Nếu gửi qua bưu điện thì căn cứ dấu xác nhận chuyển đi của bưu điện trước ngày 15/08/2019 (Với trường hợp trúng tuyển học bạ thì ngoài bì thư TS ghi chú thêm là trúng tuyển xét Học bạ)
– Ngoài ra, thí sinh có thể xác nhận nhập học Online bằng cách truy cập vào http://sinhvien.hueuni.edu.vn/. Thí sinh đăng nhập với tên đăng nhập là mã sinh viên (HOẶC SỐ BÁO DANH THI THPTQG), mật khẩu là số chứng minh nhân dân. Nhưng vẫn phải Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 BẢN GỐC.

Xem danh sách trúng tuyển tại đây

II. Nhập học

Thời gian nhập học: 19/8/2019, buổi sáng từ 07h30-11h00, chiều từ 13h30-17h00
Địa điểm: Nhà Đa chức năng trường Đại học Nông Lâm, 102 Phùng Hưng, thành phố Huế.

Số tiền học phí và các khoản đầu khóa cần mang theo khi nhập học:
– Các ngành học thuộc nhóm Công nghệ (nhóm 1): Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật cơ – điện tử, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Công nghệ chế biến lâm sản, Thú y, Quản lý đất đai, Bất động sản, Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Sinh học ứng dụng.
– Các ngành thuộc nhóm 2: Quản lý tài nguyên rừng, Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý thủy sản, Khoa học cây trồng, Nông học, Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan, Bảo vệ thực vật, Khuyến nông, Phát triển nông thôn.

TT NỘI DUNG KINH  PHÍ HỆ ĐẠI HỌC (VNĐ) GHI CHÚ
Nhóm 1 Nhóm 2  
1 Học phí học kỳ I năm học 2019-2020 5.025.000 4.350.000 Sinh viên được miễn, giảm học phí chuẩn bị thủ tục đúng yêu cầu sẽ không đóng học phí này
2 Bảo hiểm y tế 704.025 704.025 Thẻ hưởng 1/10/2019 đến
31/12/2020. SV đã có thẻ
BHYT hưởng đến năm
2019 thì tạm thời chưa
đóng.
3 Bảo hiểm Thân thể 75.000 75.000
4 Khám sức khỏe đầu khóa 65.000 65.000
5 Trang phục Thể thao 75.000 75.000
6 Trang phục Thực hành – Thực tập 70.000 70.000
7 Sổ tay sinh viên, tài liệu nhập học, bảng tên,…. 80.000 80.000
8 Thẻ sinh viên tích hợp số tài khoản ngân hàng 50.000 50.000 Số tiền này được giữ trong tài khoản ngân hàng của sinh viên
9 Thẻ đọc Thư viện, phí sử dụng thư viện trong khóa học 90.000 90.000

Tổng cộng

6.234.025 5.559.025

Lưu ý:
– Sinh viên phải đóng tất cả các khoản kinh phí trên khi nộp hồ sơ và làm thủ tục nhập học.
– Đối với sinh viên đã đóng tiền xác nhận nhập học học bạ đợt 1 (4.500.000) thì mang theo biên lai thu tiền để đối chiếu và đóng các khoản thu khác (mục 2-8).

Hồ sơ nhập học gồm có:
1. Giấy báo trúng tuyển;
2. Học bạ;
3. Giấy khai sinh;
4. Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung học đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước;
5. Các minh chứng để được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh;
6. Giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có);
7. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam);
8. Bản sao chứng minh nhân dân (căn cước)
9. Học phí học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 và các khoản thu khác (xem bảng kinh phí ở trên)
Các mục từ 1 đến 5, chỉ nộp bản sao có chứng thực bản sao đúng với bản chính.

Trường hợp thuộc chế độ miễn giảm học phí thì chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục.

ĐỐI TƯỢNG TỈ LỆ MIỄN, GIẢM HỒ SƠ CẦN NỘP
Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

 

100% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) – Thẻ thương binh, bệnh binh, người HĐKC bị nhiễm CĐHH, … của cha /mẹ (bản sao có công chứng)
– Giấy chứng nhận con thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, … do Phòng Lao động TBXH huyện nơi sinh viên thường trú cấp.
Học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; 100% (nộp hồ sơ vào đầu mỗi học kỳ) – Giấy chứng nhận hộ nghèo/cận nghèo (có giá trị sử dụng trong học kỳ xét miễn giảm ).
–  Giấy chứng nhận tàn tật, khuyết tật đối với sinh viên bị tàn tật, khuyết tật.
Con mồ côi cả cha lẫn mẹ 100% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) – Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng là sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ.

 

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

 

100% (nộp hồ sơ vào đầu mỗi học kỳ)

 

– Giấy xác nhận sinh viên thuộc hộ nghèo hay cận nghèo theo mẫu chung do UBND cấp xã nơi sinh viên thường trú cấp (có giá trị sử dụng trong học kỳ xét miễn giảm).
– Giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 100% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) – Giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
– Sổ hộ khẩu thường trú của gia đình.
– Giấy chứng nhận vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn  do UBND xã cấp (ghi rõ số quyết định công nhận vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn).
Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; 100% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) Quyết định cử đi học của Tỉnh.
Sinh viên có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại Tỉnh Ninh Thuận. 100% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng).
Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn 70% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) – Giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
– Sổ hộ khẩu thường trú của gia đình (bản sao có công chứng).
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

 

50% (nộp 1 lần vào đầu khóa học) – Thẻ cán bộ – Công nhân viên chức bị tai nạn lao động, … của cha /mẹ (bản sao có công chứng).
– Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do cơ quan BHXH cấp cho cha /mẹ sinh viên do bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp (bản sao có công chứng).
– Giấy chứng nhận con cán bộ – Công nhân viên chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH hoặc chính quyền địa phương nơi sinh viên thường trú cấp.

 

QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC NHẬP HỌC

BƯỚC 1: NHẬN TÚI ĐỰNG HỒ SƠ, CHUẨN BỊ GIẤY TỜ CẦN THIẾT, ĐIỀN THÔNG TIN THEO HƯỚNG DẪN. Lưu ý: Trường hợp còn thiếu giấy tờ có thể làm cam kết bổ sung, vẫn tiến hành nhập học bình thường.
BƯỚC 2: NỘP HỒ SƠ VÀ CHỜ GỌI TÊN VÀO NHẬP HỌC
BƯỚC 3: KIẾM TRA ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN (Nếu sinh viên trúng tuyển nhờ cộng điểm ưu tiên); LÀM THỦ TỤC MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ (Đối với sinh viên thuộc chế độ chính sách).
BƯỚC 4: ĐÓNG LỆ PHÍ NHẬP HỌC TẠI KHU VỰC THU LỆ PHÍ
BƯỚC 5: NỘP HỒ SƠ SINH VIÊN TẠI BỘ PHẬN THU HỒ SƠ (Sinh viên giữ lại Biên lai thu tiền; Lịch sinh hoạt đầu khóa)
BƯỚC 6: CHỤP HÌNH, LÀM THẺ SINH VIÊN.
BƯỚC 7: NHẬN CÁC TƯ LIỆU ĐẦU KHÓA DO TRƯỜNG CẤP; LÀM THẺ NGÂN HÀNG.
KẾT THÚC QUÁ TRÌNH NHẬP HỌC

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here