Ngành Quản lý đất đai

0
225

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. Quản lý đất đai hiệu quả là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo việc nâng cao hiệu quả cho việc quản lý và sử dụng đất đô thị, nông thôn theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Công việc của người làm trong lĩnh vực quản lý đất đai là đo đạc địa chính, xây dựng các loại bản đồ, giải quyết các công tác thủ tục hành chính về đất đai. Thực tế cho thấy quản lý đất đai là công việc hấp dẫn đối với một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động trẻ hiện nay. Sức hấp dẫn của công việc quản lý đất đai đến từ việc trực tiếp tham gia quản lý thị trường nhà đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải tỏa, định giá đất… Đặc biệt là sinh viên khi ra trường có công việc và thu nhập ổn định. Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên sâu về nhân lực quản lý đất đai cung cấp cán bộ cho cơ quan quản lý nhà nước các địa phương. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Quản lý đất đai.

KHOA: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã ngành: 7850103 Chỉ tiêu tuyển sinh: 100
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343516514; Hotline 1: 0944948585, Hotline 2: 0914696364
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; https://tndmt.huaf.edu.vn
Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; Khoa Tài nguyên đất và Môi trường
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

o tạo người Kỹ sư Quản lý đất đai có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có thái độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai, có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến quản lý đất đai; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Sinh viên với các hoạt động thực tế nghề nghiệp

KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức:
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong lĩnh vực quản lý đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Kỹ năng:
– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác.
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai.
– Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai như định giá đất, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp bền vững để thực hiện hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Quản lý đất đai còn được trang bị các kỹ năng khác, như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực Quản lý đất.

Sinh viên thực hành ngoài thực địa
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm.
Ngày hội việc làm
Ngoài ra, sau khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại:
– Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xã về lĩnh vực định giá đất đai và bất động sản như: Bộ Tài nguyên và  và Môi trường, Bộ Xây dựng, Cục Quản lý đất đai, Các Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính.
– Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, các công ty Tài nguyên và Môi trường, các trung tâm đo đạc, trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường.
– Sinh viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên, Khoa học đất và các ngành tương tự.
THÔNG TIN KHÁC
1. 11 lý do nên học tập và thành nghề tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
2. Tổng kết chuyến thực tế nghề lớp ĐCQLĐT 48 tại thành phố Đà Nẵng
3. Chuyên ngành địa chính và quản lý đô thị: cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên
4. Chương trình tập huấn nghề nghiệp Ngày hội việc làm
5. Chương ngành Trắc địa địa chính

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here