Nghiên cứu có sự tham gia về kinh nghiệm thực tiễn của người dân trong cải tạo đất cát để thích ứng với BĐKH tại Quảng Trị

0
392

   

NGHIÊN CỨU CÓ SỰ THAM GIA VỀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CẢI TẠO ĐẤT CÁT ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI  BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

 
Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục,Võ Chí Tiến, Lê Đình Phùng, Trần Thị Loan
 Trường Đại học Nông Lâm Huế. Email: hoanghoa1973@yahoo.com
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại hai xã Triệu Vân và Hải Quế thuộc tỉnh Quảng Trị từ năm 2009 – 2010, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu như hạn hán và lũ lụt, làm cho đất canh tác ngày càng bị thoái hóa, kéo theo nhiễm mặn và chua phèn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu và đất nghèo dinh dưỡng, người dân tại hai xã Triệu Vân và Hải Quế đã áp dụng những kinh nghiệm trong cải tạo đất cát như: bón phân hữu cơ, bón vôi,
bón phân cân đối, sử dụng cây trồng hợp lý, trồng cây họ đậu, cây phân xanh, che tủ đất,.. mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các kinh nghiệm thực t iễn trong cải tạo đất cát được người dân phổ biến và lưu truyền chủ yếu thông qua phương thức truyền miệng, hoặc học hỏi nhau qua hội nghị, hội thảo, tập huấn,… hoặc thông qua phương tiện truyền thông, sách báo. Nên tiếp tục duy trì việc áp dụng những kinh nghiệm cải tạo đất cát mà người dân ở hai xã đã tích lũy và sử dụng trên cơ sở khắc phục những hạn chế còn tồn tại, cải tiến để phù hợp với điều kiện hiện tại và để đạt hiệu quả cao là điều cần thiết. 
Từ khóa: biến đổi khí hậu, cải tạo đất cát, kinh nghiệm, thích ứng. 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu là bài toán hệ thống toàn cầu liên quan đến khu vực và từng quốc gia,ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. Biến đổi khí hậu có tác động đến  nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp ven biển sẽ bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. 
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007) (Nguyễn Đức Ngữ, 2008), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tỉnh Quảng Trị cũng chịu những ảnh hưởng nhất định của biến đổi khí hậu như thường xuyên xảy ra bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn,  gây khó  khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho đất đai ngày càng trở nên thoái hóa và bạc màu do quá trình rửa trôi và xói mòn diễn ra rất mạnh dưới tác động của điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, người dân sống ở vùng ven biển đã có  những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức bản địa trong cải tạo đất để thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với các mục đích sau: 
– Phát hiện và  tư liệu hóa các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn  liên quan đến cải tạo đất cát trong sản xuất nông nghiệp.
– Tìm hiểu và đánh giá cơ chế chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về cải tạo đất cát và khả năng sản xuất thích ứng ở những vùng đất cát bạc màu.
– Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kinh nghiệm thực tiễn phổ biến về cải tạo đất cát của người dân địa phương

Download bài báo: http://www.mediafire.com/?ocpebj4rvz55r7r

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here