Chiến lược phát triển Khoa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

0
393

CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. TẤM
NHÌN, SỨ MẠNG VÀ THỰC TRẠNG

1. TẦM
NHÌN:

Khoa Tài nguyên đất
và Môi trường nông nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Huế trở thành một địa
chỉ đào tạo và nghiên cứu có uy tín về lĩnh vực Quản lý và sử dụng tài nguyên
đất, tài nguyên nước, khoa học đất và môi trường nông thôn và một số ngành liên
quan tại miền Trung và Tây nguyên đáp ứng nhu cầu xã hội. Khoa phấn đấu theo
định hướng nghiên cứu và có sản phẩm khoa học.

2. SỨ
MẠNG:

Khoa đóng góp vào sự
phát triển chung của Nhà trường thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao các lĩnh vực TN và MT, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội và từng bước hội nhập chuẩn quốc tế.

3. GIÁ
TRỊ CỐT LÕI CHO SỰ PHÁT TRIỂN:

Khoa coi trọng tính
năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm
việc trong môi trường cạnh tranh đa văn hoá, nhiều thế hệ và đa chuyên ngành.

Năng động: đây là một phẩm
chất mà đội ngũ cán bộ của Khoa cũng như sinh viên trong Khoa cần phải có để
thích ứng trong một môi trường luôn thay đổi đầy thách thức.

Sáng tạo: là bản chất và là
mục tiêu của người giảng viên giảng dạy đại học mà Khoa cần chú trọng, nhằm
kiến tạo tri thức cho các ngành học. Khoa xem việc sáng tạo vừa là mục đích vừa
là phương tiện phát triển và tạo uy tín của Khoa với xã hội.

Trung thực: là một phẩm chất
nhân bản quan trọng. Đào tạo và nghiên cứu khoa học các giảng viên trong khoa
cần phải trung thực. Có như vậy, các kết quả nghiên cứu của giảng viên trong
Khoa từng bước sẽ tạo được xã hội chấp nhận và là tấm gương cho sinh viên noi
theo.

Tinh thần trách
nhiệm:
Mỗi cán bộ giảng viên trong Khoa phải có tinh thần trách nhiệm, trứoc hết là
trách nhiệm với bản thân và với tập thể Khoa. Cần phải có tinh thần trách nhiệm
trong công việc.

 Khả năng sống và làm việc trong một xã hội
canh tranh đa văn hoá, nhiều thế hệ:
Sống phải có sự canh tranh nhưng cạnh
tranh phải đi song hành với hợp tác, do vậy, khả năng sống và làm việc trong
một môi trường cạnh tranh đa văn hoá, nhiều thế hệ là rất cần thiết.

4.
PHƯƠNG CHÂM PHÁT TRIỂN KHOA:

– “Bộ môn mạnh, Khoa
mạnh, Nhà trường mạnh”

– “Phân công trách
nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, Bộ môn, nâng cao chất lượng là tiên quyết, thúc
đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác là sức sống của Khoa”

– “Hãy cùng nhau
kiến tạo cơ hội trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác để mang lại hiệu
quả”

5.
ĐÁNH GIÁ VÀ NHÌN VÀO THỰC TRẠNG HIỆN NAY:

5.1.
Điểm mạnh:

– Đa số CBGV trong
Khoa là Đảng viên nên thuận lợi cho việc triển khai các nghị quyết của chi bộ;
Các Đảng viên trong chi bộ có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong mọi công
tác.

– Cán bộ, giáo viên
toàn khoa đoàn kết tốt, có tinh thần đồng tâm nhất trí quyết tâm xây dựng Khoa
lớn mạnh và đang có những bước tiến vững chắc.

– Là một Khoa đào
tạo ĐH, SĐH tuy mới hơn 15 năm so với lịch sử phát triển Trường trên 43 năm
nhưng đã  có uy tín và tạo được niềm tin
trong Trường và xã hội, nhất là khu vực miền Trung và Tây nguyên.

– Hiện nay, lĩnh vực
Tài nguyên & Môi trường là vấn đề thời sự, được Đảng và Nhà nước xem là
ngành kinh tế mũi nhọn nhưng còn non trẻ nhất là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực
để phát triển từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 nên Khoa sẽ có nhiều cơ hội
để đa dạng hoá và chuyển đổi ngành nghề đào tạo phù hợp, đồng thời có cơ hội
tiếp cận được với những đề tài, dự án lớn trong nước và ngoài nước.

5.2
Điểm yếu:

– Là Khoa mới tròn 5
tuổi nên còn thiếu kinh nghiệm về hoạt động, đặc biệt là trong NCKH và hợp tác
quốc tế.

– Là một  Khoa giảng dạy một ngành có tính chiến lược
và đã lâu năm, có kinh nghiệm ở miền Trung và Tây nguyên là ngành Quản lý đất
đai, song vẫn còn dễ bị trì trệ, chậm đổi mới chất lượng để có thương hiệu
mạnh, khả năng thích ứng chậm trước thay đổi chung của xã hội.

– Số lượng cán bộ
trình độ cao còn rất ít so với nhu cầu phát triển thành một Khoa theo định
hướng nghiên cứu. Khả năng tiến hành NCKH đáp ứng nhu cầu xã hội còn rất hạn
chế. Số lượng công trình đăng trên các tạp chí có uy tín còn rất ít. Các giảng
viên trẻ còn ít kinh nghiệm, năng lực NCKH chưa cao, trình độ hạn chế. Cán bộ
giảng dạy lâu năm ít có những công trình nghiên cứu và giáo trình, bài giảng có
chất lượng để thể hệ trẻ tiếp bước nên phải tự lực trong từng bước phát triển
để định hình hướng nghiên cứu.

– Đội ngũ vẫn còn
thiếu tính chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo trong công tác, sức ì trong công
việc vẫn còn xuất hiện và vẫn còn suy nghĩ việc phát triển Khoa, Trường là việc
của lãnh đạo còn bản thân chỉ có nhiệm vụ dạy và dạy là xong.

– Hạ tầng cơ sở vật
chất, thiết bị giảng dạy, nghiên cứu khoa học hiện tại còn eo hẹp.

– Ngành học mới mở
trong khoa là ngành Khoa học đất nhưng có xu hướng thu hẹp qui mô và có thể
dừng đào tạo nếu không thay đổi và điều chỉnh cả tên và nội dung đào tạo để thu
hút người học.

– Các ngành có tính
chiến lươc và mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước như Quản lý tài nguyên
nước, Kỹ thuật và quản lý môi trường nông thôn chưa có đủ lực lượng để có thể
mở ngành và đào tạo có chất lượng.

5.3.
Cơ hội phát triển:

– Khoa mới thành lập
lực lượng và cán bộ cơ hữu gọn nhẹ, linh hoạt, năng động, phần lớn dễ chấp nhận
cái mới và có xu hướng hội nhập và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, ứng dụng
CNTT dễ dàng hơn.

– Chủ trương tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường chất lượng cao và nguồn
nhân lực cấp cơ sở của Đảng, Chính phủ, Bộ TN và MT, Bộ GD&ĐT từ nay đến
2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được cụ thể hoá và bắt đầu đi vào triển khai và
Khoa ta cũng được Bộ TN và MT quan tâm và đưa vào qui hoạch chung mạng lưới các
Khoa đào tạo nguồn nhân lực này.

– Cơ hội phát triển
lên trình độ quốc tế và cơ hội đào tạo liên kết quốc tế lĩnh vực TN và MT trong
những năm tới trong phạm vi cả nước là rất lớn như Quản lý TNTN, Quản lý TN
nước, Quản lý đất đai.

– Được sự quan tâm
và đầu tư của Nhà trường vì Khoa chỉ mới được thành lập 5 năm nên cần phải có
sự ổn định về con người, cơ sở vật chất.

5.4.
Thách thức:

– Sự cạnh tranh ngày
càng lớn với các trường có đào tạo các ngành TN và MT  trong cả nước, nhất là khu vực miền Trung và
Tây nguyên.

– Nguy cơ thiếu hụt
cán bộ đầu ngành, mất cán bộ do chuyển sang các công việc khác và hết tuổi công
tác.

– Một số sản phẩm
đào tạo có cơ hội sử dụng hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và xã hội
chưa chấp nhận.

II.
MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KHOA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2020

1. MỤC
TIÊU CHUNG PHÁT TRIỂN KHOA:

Khoa TNĐ và MTNN-
Trường ĐHNL Huế trở thành một khoa phát triển theo định hướng nghiên cứu có uy tín trong trong các lĩnh vực về Quản lý
tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoa học đất và môi trường, góp phần vào sự
nghiệp phát triển chung của nhà Trường và sự phát triển của xã hội

2. MỤC
TIÊU CỤ THỂ:

 – Xây dựng khoa TNĐ và MTNN đủ mạnh về nhân
lực, trình độ, cơ sở vật chất. Phấn đấu năm 2012 có đội ngũ cán bộ giảng dạy
đạt trên 90% có trình độ trên đại học trong đó đội ngũ tiến sĩ chiếm 25% và đến
năm 2015 có 100% cán bộ giảng dạy đứng lớp có trình độ SĐH và 35% có học vị TS,
PGS.

– Phấn đấu xây dựng
Khoa vững mạnh, là khoa mạnh về đào tạo và khoa học công nghệ trong khối Nông –
Lâm – Ngư thuộc lĩnh vực Quản lý TN đất, TN nước, Khoa học đất và Môi trường.

 – Phát triển
đồng bộ 3 ngành đào tạo trong thời gian tới là Quản lý đất đai, Quản lý TN
nước, Khoa học đất và Môi trường. Lấy tâm điểm là khai thác tài nguyên đất,
nước và môi trường nông nghiệp.

– Xây dựng thành
công thương hiệu Khoa TNĐ và MTNN về: Quản lý đất đai, sử dụng tài nguyên đất,
nước, môi trường nông thôn. 

            – Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo
điều kiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu phát triển của xã hội.

– Tiếp tục phát
triển, mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, cần có sản
phẩm cụ thể chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến các địa phương miền Trung và Tây
nguyên từ nay đến 2015.

3.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

3.1.
Lãnh đạo và đổi mới công tác chính trị tư tưởng, quản lý giáo dục cấp Khoa:

“Phân công trách nhiệm cụ thể trong mọi
công việc và có đánh giá”

– Phát huy vai trò
của chi bộ và sự chỉ đạo của Đảng uỷ Trường ĐHNL, sự năng động và sáng tạo của
các tổ Đảng, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong Khoa gồm Công đoàn, Liên
chi nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho tất cả cán
bộ giảng viên và sinh viên hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh của Khoa, thấu hiểu
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Khoa trong giai đoạn mới để
cùng chung sức phát triển Khoa.

 – Thường xuyên quan tâm đến việc sinh hoạt,
học tập chính trị, đường lối chủ trương chính sách, nghị quyết của Đảng cấp
trên, của Đảng ủy Đại học Huế và của Đảng ủy Nhà trường, nhằm làm cho mỗi một
đảng viên trong chi bộ giữ vững lập trường, quan điểm đúng đắn, giữ vững phẩm
chất đạo đức người cán bộ, đảng viên và phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình.

 – Tăng cường sự đoàn kết nhất trí, xây dựng
trong nội bộ đảng và tập thể quần chúng, đấu tranh phê bình và tự phê bình với
tinh thần cầu tiến, chống tư tưởng bàng quan, thiếu trách nhiệm.

– Đoàn kết tốt nội
bộ, đồng tâm nhất trí, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được
giao.

– Tiếp tục kiện toàn
bộ máy quản lý Khoa trong năm 2012 và các BM theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả,
đổi mới công tác quản lý, xây dựng văn hoá làm việc trong môi trường sư phạm và
văn hoá chuyên nghiệp ngay tại các BM, tạo dựng một môi trường thân thiện trong
các hoạt động của Khoa.

– Tăng cường ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý ở cấp Khoa và BM nhất là quản lý điểm và quản
lý lý lịch khoa học, công trình nghiên cứu của CBGV trong Khoa và lấy trang web
cấp 4 khoa để chuyển tải thông tin đến mọi đối tượng trong và ngoài khoa, nhất
là sinh viên.

– Khoa kết hợp với
Công đoàn, Liên chi đoàn xây dựng một môi trường học tập thân thiện và thực
hiện quản lý chuyên nghiệp. Đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
quản lý đào tạo và các hoạt động của sinh viên trong Khoa nhất là khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ một cách đầy đủ.
Thực hiện vai trò người cung cấp, hỗ trợ cho sinh viên như việc làm, tư vấn học
tập, giúp sinh viên xử lí các khó khăn trong học tập, sinh hoạt.

– Thiết lập hệ thống
thông tin về cựu sinh viên trong Khoa.

3.2 Về
đào tạo:

“Nâng cao chất lượng đào tạo từ mỗi giảng
viên là tiên quyết”

– Giữ ổn định mức
đào tạo hệ chính quy từ 250-300 sinh viên mỗi năm.

– Chuẩn bị việc điều
chỉnh khung chương trình và phát triển ngành học Quản lý đất đai thành ngành
học có chất lượng cao vào năm 2013.

– Đào tạo hệ vừa làm
vừa học ổn định ở mức hiện tại và đề xuất với Nhà trường mở hệ VHVL ở những nơi
có thể giúp việc đào tạo lại cho các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực TN và
MT, không nên mở hệ VHVL ở những nơi có quá nhiều học sinh vừa tốt nghiệp PTTH.

– Phát triển và thực
hiện có chất lượng chương trình đào tạo văn bằng 2 chuyên ngành Quản lý thị
trường bất động sản và Quản lý đất đai.

–  Tham mưu cho Nhà trường để tăng tỷ lệ đào tạo
SĐH  lên 25% vào năm 2015 và 40% vào năm
2020 so với hiện nay.

– Chuẩn bị hồ sơ đề
xin mở ngành đào tạo tiến sỹ vào năm 2011-2012 và sau đó hằng năm có ít nhất
2-3 nghiên cứu sinh học tập và làm việc ở Khoa.

– Xúc tiến việc liên
kết đào tạo Sau ĐH với các trường nước ngoài một ngành học chất lượng của khoa
như Quản lý đất đai hoặc Quản lý tài nguyên và Môi trường. Từ sau năm 2015 phải
có ít nhất một ngành học liên kết.

– Khuyến khích sinh
viên quốc tế và chuyên gia có thời gian đến làn việc, nghiên cứu intership ở
Khoa từ 1 tuần đến 3 tháng.

– Mở thêm 1-2 ngành
học mới để giảm qui mô đào tạo ngành Quản lý đất đai và chuyển chỉ tiêu tuyển
sinh hằng năm sang ngành học mới, các ngành cần mở theo định hướng của Bộ TN và
MT và lựa chọn một trong các ngành sau: Quản lý tài nguyên nước, Qui hoạch và
quản lý lý sử dụng đất, Kỹ thuật và quản lý môi trường nông thôn, Khí tượng
thuỷ văn và biến đổi khí hậu.

-Tiếp tục nâng cao
chất lượng đào tạo ngay trong các bộ môn, đến hết năm 2012 các môn giảng ở các
BM phải có bài giảng điện tử phục vụ sinh viên thông qua trang web Khoa.

– Mỗi năm có ít nhất
1-2 giáo trình được in và đến năm 2015 Khoa có ít nhất 8 giáo trình được in
phục vụ giảng dạy.

3.3 Về
nghiên cứu khoa học và hợp tác:

“Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác là
sức sống”

– Hướng nghiên cứu
chính là quản lý, sử dụng đất đai tài nguyên đất, nước, khoa học đất và môi
trường bền vững.

-Định hướng CBGV
trong khoa nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc gia chung, không đi vào nhưng
nghiên cứu đã quá lạc hậu và không còn có ý nghĩa thời sự, có chuyển giao và
từng bước hội nhập và chia sẽ quốc tế sản phẩm nghiên cứu.

– Tập trung vào việc
xây dựng và tổ chức các các hội nghị khoa học, hội thảo cấp Khoa, hợp tác với
các tổ chức trong và ngoài nước, chú ý đặc biệt việc tạo điều kiện CBGV trong
Khoa tham gia có chất lượng và hiệu quả của các hội thảo chuyên ngành hẹp (cấp
quốc gia và quốc tế).

– 100% CBGD phải
tham gia nghiên cứu khoa học, 30% giảng viên thạc sĩ và 100% giảng viên tiến sĩ
hằng năm đều phải có 1 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc có
báo cáo trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế và
phấn đấu có bài đăng trong các tạp chí quốc tế.

       –
Mỗi năm công bố 01 cuốn kỷ yếu khoa học chuyên khảo và tổ chức từ 1 đến 2 hội
thảo, hội nghị khoa học, tập huấn tại Khoa (hiện đã có kỷ yếu lần thứ nhất)

– Nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên, xây
dựng và phát triển được từ 1 đến 2 nhóm nghiên cứu kết hợp các giảng viên và
sinh viên mạnh để tham gia các giải thi của sinh viên về NCKH hằng năm.

– Tiếp tục xây dựng
một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt, phục vụ cho việc đào tạo và NCKH,
mỗi cán bộ và sinh viên đều có một tài khoản truy cập mạng nội bộ của Khoa.

            Một
số chỉ tiêu NCKH khác:

Đề tài NCKH cấp Trường:

6-8 đề tài/năm

Đề tài NCKH cấp Cơ sở (ĐHH):

1-2 đề tài/năm

Đề tài NCKH cấp Bộ:

1-2 đề tài/ 2năm (từ 2012 trở đi)

Đề tài NCKH liên kết:

01 -2 /5năm

            –
Thúc đẩy việc mở rộng hợp tác với các sở TN và MT, các viện, cơ quan, công ty
trong khu vực miền Trung, cụ thể từ nay đến 2012 cần kí kết bản ghi nhớ và
triển khai một số hoạt động với ít nhất sở TN và MT tỉnh, và đến năm 2015 phải
ký được với tất cả các Sở TN và MT từ Nghệ An đến Bình Định.

            –
Xây dựng và đặt quan hệ hợp tác Quốc tế với các đối tác đang có của Khoa và mỗi
cán bộ giảng viên sau khi học xong ở nước Sở tại về cố gắng tạo mối quan hệ và
mở rộng hướng hợp tác về Khoa.

3.4.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất:

– Xây dựng, đầu tư
có địa chỉ cụ thể về cơ sở vật chất đến các các bộ môn và điều hành chung ở
Khoa, ưu tiên đầu tư cho các phòng thí nghiệm khai thác thường xuyên và có hiệu
quả và thúc đẩy nghiên cứu khoa học cho CBGV trong Khoa.

– Sử dụng và khai
thác có hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho đào tạo,
NCKH và chuyển giao công nghệ .

– Tiếp tục đầu tư
trang thiết bị để hoàn thiện phòng làm việc ở các BM theo hướng mỗi CBGV có một
bàn làm việc, các BM cần tạo môi trường làm việc khoa học và có tính nghiêm
túc, giảm việc gặp nhau tại BM để trà nước và nói đôi câu chuyên xã hội và giải
tán.

– Phòng thí nghiêm
thông tin của Khoa tại nhà đa chức năng phải được điều hành ở đầu mốí là VP
Khoa và cần khai thác có hiệu quả nhất phục vụ việc học tập của sinh viên ĐH và
SĐH.

– Tiếp tục viết dự
án và kêu gọi đầu tư vào phòng thí nghiệm khoa học đất và môi trường và có thể phân
tích được các chỉ tiêu đất, nước, phân bón, môi trường và có độ tin cậy cao.

– Tiếp tục hoàn
thiện trang web Khoa theo hướng phục vụ quảng bá Khoa, phục vụ tài liệu học tập
cho sinh viên và cụ thể cần tăng tính hấp dẫn và có thông tin mới để mỗi ngày
có ít nhất 500 lượt độc giả truy cập.

3.5.
Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý cấp Khoa:

– Quy hoạch đội ngũ
phù hợp với yêu cầu phát triển đến năm 2015 và 2020 về chất lượng và quy mô
giảng viên ở mức tỷ lệ 20 sinh viên/giảng viên. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học
vị thạc sĩ là 80 đến 90% (có tính cả đến cán bộ trẻ mới giữ lại hay tuyển dụng
từ nguồn khác). Tỉ lệ CBGD có học vị tiến sĩ từ 15% năm 2010 lên 35% năm 2015,
trong đó 15% tiến sĩ có học hàm PGS.

– Tiếp tục tạo điều
kiện và định hướng cho CBGV đi đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ, công bố kết quả nghiên
cứu khoa học, tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế.

– Nâng cao chất
lượng cuộc sống của đội ngũ thông qua việc tạo các công việc có thu nhập cao,
cải thiện môi trường làm việc thân thiện, áp dụng các chính sách mang lại
cơ hội phát triển và cống hiến cho đội ngũ tại Khoa.

– Nâng cao chất
lượng hoạt động của các tổ bộ môn. Tăng cường chất lượng và hiệu quả thật sự
hoạt động của trung tâm Tư vấn QLTNĐ và MTNT.

3.6 Công
tác xây dựng Đảng:

– Tập trung sức xây
dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo Khoa hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị của mình.

– Thực hiện tốt các
nghị quyết, chỉ thị của đảng về công tác xây dựng đảng.

– Tăng cường công
tác kiểm tra đảng, gắn công tác kiểm tra với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
của từng đảng viên, lắng nghe ý kiến của quần chúng xây dựng đảng, tự phê bình
và phê bình nhằm khắc phục sửa chữa khuyết điểm.

 – Sinh hoạt đảng đều đặn đúng định kỳ, nội
dung sinh hoạt thiết thực. Giữ vững vai trò vị trí của chi bộ là hạt nhân chính
trị lãnh đạo các mặt công tác trong Khoa, giữ vững 100% đảng viên trong chi bộ
đều là đảng viên đủ tư cách loại 1 qua các đợt phân loại đảng viên.

– Chú trọng công tác
bồi dưỡng quần chúng ưu tú, bồi dưỡng các đối tượng để xét kết nạp đảng; Phấn
đấu trong nhiệm kỳ 2010-2012 kết nạp thêm được 1 – 2 đảng viên mới.

III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

           
– Hàng năm, mục tiêu chiến lược được cụ thể hóa thành kế hoạch, nhiệm vụ năm
học của Khoa, được phổ biến rộng rãi đến từng tổ đảng, từng Đảng viên, từng Bộ
môn và CBVC trong toàn Khoa..

– Các tổ BM và CBVC,
Đảng viên trong Khoa cần xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở kế hoạch, nhiệm
vụ chung của Khoa và tổ chức thực hiện.

– Hàng năm tổ chức
cuộc họp tổng kết năm học, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch và
nhiệm vụ. Trên cơ sở đó xác định, điều chỉnh mục tiêu của Khoa trong năm tiếp
theo các các năm sau đó cho phù hợp với thực tiễn và sự phát triển chung.

– Đến năm 2015 sẽ tổ
chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (2010-2015) và tiếp tục xây
dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2015-2020./.

 

KHOA
TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here