Thông tin chung về Khoa Tài nguyên đất & Môi trường nông nghiệp

0
478

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
 
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tổng quan lịch sử hình thành Khoa
Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số 35/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 21/01/2005 của Giám đốc Đại học Huế trên cơ sở bộ môn Khoa học đất & Phân bón (thành lập năm 1967) và bộ môn Quản lý đất đai (thành lập năm 1998). Khoa đã đào tạo trên 1.200 sinh viên ở cả hai bậc Đại học và Cao học ra trường có việc làm ổn định. Khoa có thế mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên đất, khoa học đất, quản lý môi trường nông thôn và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh các ngành đang đào tạo là Quản lý đất đai, Khoa học đất, Quản lý thị trường bất động sản, kế hoạch sắp tới Khoa sẽ mở chương trình đào tạo Đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Kỹ thuật và quản lý môi trường nông thôn. Hiện tại, khoa đang đào tạo cao học ngành Khoa học đất và Quản lý đất đai và đang lập hồ sơ trình Bộ GD và ĐT xin mở đào tạo trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai.
– Ngày gặp mặt truyền thống khoa hằng năm: ngày thứ 7 gần nhất đến ngày 20 tháng 11.
– Bài hát truyền thống Khoa: “Tự hào ngành Quản lý đất đai”
Lãnh đạo Bộ môn trực thuộc và Khoa qua các thời kỳ:
Giai đoạn 1998-2004: TS.GVC. Hồ Kiệt (giai đoạn này, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đang là một bộ môn trực thuộc Khoa Nông học. Tháng 11/2001, TS. Hồ Kiệt chuyển công tác lên Đại học Huế nhưng vẫn kiêm nhiệm là Trưởng Bộ môn Quản lý đất đai (tiền thân của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp sau này) cho đến năm 2004. Năm 2005, khi Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp có quyết định thành lập, TS. Hồ Kiệt là Trưởng Bộ môn Công nghệ quản lý đất đai).

TS.GVC.Hồ Kiệt
Điện thoại: 054.3516514
Email: bakiet59@yahoo.com

Giai đoạn 2004-2009: NGUT.TS.GVC.Lê Thanh Bồn. Hiện nay, NGUT.TS.GVC. Lê Thanh Bồn đang là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm.


NGUT.TS.GVC.Lê Thanh Bồn
Điện thoại: 054.3536519
Email: lethanhbon@yahoo.com

 
Giai đoạn 2009-2014: PGS.TS.GVC. Huỳnh Văn Chương. Hiện nay, PGS.TS Huỳnh Văn Chương là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm Huế

 
PGS.TS.GVC. Huỳnh Văn Chương
Điện thoại: 054.3516514
Email: huynhvanchuong@huaf.edu.vn, celrem@huaf.edu.vn

 
Giai đoạn 01/01/2015 – Nay:  TS. Nguyễn Hữu Ngữ


TS. Nguyễn Hữu Ngữ
Email: 
nguyenhuungux@huaf.edu.vn

2.  Các lĩnh vực nghiên cứu
Những lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và quan hệ hợp tác của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp tập trung vào các vấn đề sau:
– Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông thôn mới, quy hoạch phát triển trang trại và gia trại.
– Định hướng sử dụng đất đai, nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất đai theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
– Xây dựng mô hình định giá đất nông nghiệp và đất ở đô thị.
– Xây dựng bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất đai cho từng vùng.
– Ứng dụng công nghệ thông tin, GIS, viễn thám trong quản lý thông tin đất đai và thành lập bản đồ số các loại.
– Đo đạc, khảo sát, xây dựng các loại bản đồ, xây dựng bộ Atlas bản đồ cho các địa phương.
– Đăng ký và lập hồ sơ địa chính
– Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
– Quản lý tài nguyên và môi trường tổng hợp.
– Đánh giá và phân tích các chỉ tiêu độ phì đất.
– Nghiên cứu phát hiện mối liên quan giữa độ phì đất với cây trồng.
– Xác định yếu tố hạn chế trong đất
– Xây dựng các quy trình bón phân hợp lý
3. Cơ sở vật chất
            Hiện nay, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp là khoa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và quy củ gồm các bộ môn cấu thành. Hiện tại, khoa có 1 toà nhà làm việc với 10 phòng  như phòng Trưởng Khoa, phòng Phó trưởng khoa và các trợ lý, phòng của các Bộ môn,  Phòng Trung tâm tư vấn quản lý tài nguyên đất và môi trường nông thôn, phòng đọc và lưu trữ tư liệu, phòng thí nghiệm). Các phòng đều được trang bị các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của các giảng viên. Ngoài ra, khoa còn thu thập và tập hợp nhiều tài liệu chuyên ngành và lưu trữ các luận văn và khóa luận của hơn 10 khóa sinh viên gần đây tại phòng đọc và tư liệu của khoa để sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản lý đất đai, Khoa học đất làm tài liệu tham khảo.
            Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp được trang bị nhiều cơ sở vật chất và trang thiết bị tiên tiến và hiện đại như máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS, máy projector, máy vi tính để bàn và xách tay, các máy phân tích đất, nước, không khí đảm bảo phục vụ tốt và có chất lượng cao đối với công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn Khoa. Các phòng thí nghiệm gồm có:
            + 01 Phòng thí nghiệm hệ thống thông tin GIS và Viễn thám.
            + 01 Phòng thí nghiệm đất – nước – phân bón và môi trường.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA
1. Số lượng giảng viên và cơ cấu tổ chức Khoa
Hiện tại, số lượng cán bộ giảng viên cơ hữu của khoa là 31 người, gồm 28 giảng viên và 03 nghiên cứu viên.
             Trình độ cán bộ: 84% có trình độ sau đại học và 16% có trình độ đại học, trong đó:
+ 05 Tiến sỹ (chiếm 16%)
+ 21 Thạc sỹ (chiếm 68%)
+ 05 Kỹ sư và Cử nhân (chiếm 16%).
 
Ban chủ nhiệm Khoa
        Trưởng khoa: TS. Nguyễn Hữu Ngữ (2015-nay)

         Điện thoại: 054 3516514 DĐ: 0944948585
        Phó trưởng khoa: TS. Phạm Hữu Tỵ
        Phó trưởng khoa: TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh      
 

Trợ lý và thư ký Khoa
       Thư ký và Trợ lý giáo vụ: Th.S. Trần Thị Kiều My
       Trợ lý khoa học: Th.S. Trần Trọng Tấn
       Điều hành trang Web Khoa: Th.S. Phạm Gia Tùng
2. Bộ môn và Trung tâm
2.1 Bộ môn Trắc địa – Bản đồ

STT Họ và tên Học vị Chức vụ
1 Hồ Kiệt Tiến sỹ Trưởng bộ môn
2 Nguyễn Xuân Hào Thạc sỹ Nghỉ hưu
3 Trần Văn Cư Thạc sỹ Nghỉ hưu
4 Nguyễn Văn Bình Thạc sỹ Giảng viên
5 Nguyễn Bích Ngọc Kỹ sư Giảng viên
6 Trần Thị Kiều My Thạc sỹ Chuyên viên, Thư ký Khoa, TLGV
7 Nguyễn Thanh Nam Thạc sỹ Giảng viên
8 Nguyễn Ngọc Thanh Kỹ sư Giảng viên

 2.2 Bộ môn Qui hoạch và Kinh tế đất

STT Họ và tên Học vị Chức vụ
1 Trần Văn Nguyện Thạc sỹ Trưởng bộ môn
2 Đinh Văn Thóa Thạc sỹ Giảng viên
3 Nguyễn Hữu Ngữ Tiến sỹ Trưởng khoa
Phó Giám đốc TTTVQLTNĐ và MTNN
4 Nguyễn Thị Hải Thạc sỹ Chủ tịch Công đoàn khoa
5 Trần Trọng Tấn Thạc sỹ Giảng viên
6 Lê Ngọc Phương Quý Kỹ sư Giảng viên
7 Nguyễn Thị Lan Hương Thạc sỹ Giảng viên
8 Đàm Thị Huyền Trang Cử nhân Giảng viên
9 Nguyễn Tiến Nhật Cử nhân Giảng viên
10 Dương Quốc Nõn Kỹ sư Giảng viên

2.3 Bộ môn Quản lý tài nguyên và Môi trường

STT Họ và tên Học vị Chức vụ
1 Phạm Hữu Tỵ Tiến sỹ Trưởng bộ môn
2 Lê Thanh Bồn Tiến sỹ Phó hiệu trưởng
3 Lê Đình Huy Thạc sỹ Giảng viên
4 Nguyễn Phúc Khoa Kỹ sư Giảng viên
5 Trần Thanh Đức Tiến sỹ Giảng viên
6 Nguyễn Trung Hải Thạc sỹ, NCS tại Đức Giảng viên
7 Nguyễn Thùy Phương Thạc sỹ Giảng viên
8 Lê Quỳnh Mai Kỹ sư Giảng viên
9 Huỳnh Văn Chương PGS.TS.GVC  

2.4. Bộ môn Hệ thống thông tin đất đai

STT Họ và tên Học vị Chức vụ
1 Trần Thị Phượng ThS.NCS Trưởng Bộ môn
2 Phạm Gia Tùng ThS.NCS Giảng viên
3 Trương Đỗ Minh Phượng KS Giảng viên
4 Trịnh Thị Ngân Hà KS Giảng viên dạy thực hành
5 Trần Thị Kiều My ThS Thư ký
6 Nguyễn Hoàng Khánh Linh Tiến sy Phó trưởng khoa

2.5. Trung Tâm tư vấn quản lý tài nguyên đất & Môi trường nông thôn
A. Ban lãnh đạo Trung tâm

TT Họ và tên Học hàm, học vị Chức vụ Địa chỉ liên hệ
1 Nguyễn Hữu Ngữ TS Giám đốc DĐ: 0944948585
nguqld@yahoo.com
2 Phạm Hữu Tỵ TS Phó Giám đốc 0934810567
phamhuuty@huaf.edu.vn  
3 Nguyễn Hoàng Khánh Linh TS Phó Giám đốc nguyenhoangkhanhlinh@huaf.edu.vn

B. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm
Trung tâm được thành lập năm 2008, theo Quyết định số 234/QĐ-ĐHNL  ngày 26/5/2008 của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Trung tâm tư vấn quản lý tài nguyên đất và môi trường nông thôn thừa kế đội ngũ làm việc của bộ môn Quản lý đất đai và hiện nay là Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã có gần 4 năm hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực:
a. Triển khai nghiên cứu, tư vấn và tham gia các hoạt động đào tạo
– Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp do Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế giao bao gồm các lĩnh vực Quản lý đất đai, Khoa học đất, Môi trường nông thôn.
– Triển khai các hợp đồng về tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ từ cấp Trung ương đến Xã (Phường) về đo đạc, qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch nông thôn mới, pháp luật đất đai, môi trường và xử lý rác thải nông thôn, quản lý tài nguyên nước, đánh giá và phân tích các chỉ tiêu về độ phì đất, xác định các yếu tố hạn chế trong đất nông nghiệp, định giá đất đô thị và nông thôn, lập bản đồ đất, bản đồ đánh giá đất cho các địa phương.
– Hỗ trợ cán bộ và sinh viên trong Khoa, Trường, các chuyên gia nước ngoài đến đến giảng dạy, học thực nghiệm, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, Trung tâm sẽ tham gia vào công tác hướng dẫn thực tập, rèn nghề và nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học và sau đại học thuộc các ngành của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường NN.
b. Dịch vụ khoa học kỹ thuật
– Mở lớp và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường các cấp theo yêu cầu bao gồm: hướng dẫn sử dụng các phần mềm GIS chuyên dùng trong lĩnh vực đất đai và môi trường như ArcGIS, ArcView, Mapinfo, Micro Station, các phương pháp quản lý chất lượng phân bón, phương pháp xây dựng quy trình bón phân cân đối, các phần mềm dùng trong công tác địa chính, công nghệ viễn thám và xử lý ảnh trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và quản lý môi trường, tập huấn kiểm kê đất đai,…Phối kết hợp với các trung tâm đào tạo – giáo dục và các trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên ngành Tài nguyên và Môi trường cho các địa phương khu vực miền Trung- Tây nguyên.
– Kinh doanh dịch vụ khoa học: chuyển giao quy trình công nghệ thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nông thôn; hướng dẫn cách sử dụng các máy toàn đạc điện tử đa năng; qui trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính; qui trình và kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường, qui trình bón phân cho cây trồng, qui trình đánh giá và qui hoạch đất đai, qui hoạch nông thôn mới.
c. Hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước
Trung tâm đã, đang tìm kiếm nguồn và hợp tác với các cá nhân, cơ quan và các tổ chức nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến các hoạt động của Trung tâm để xây dựng các chương trình, dự án nghiên cứu liên kết vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn cao về lĩnh vực Tài nguyên đất và Môi trường nông thôn. Trong đó, các hoạt động hợp tác sẽ được quản lý theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đã được thừa nhận. 
*  Các hoạt động chính
– Quản lý đất đai
                + Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai, Khoa học đất và môi trường, Quản lý thị trường bất động sản
+ Lập các dự án về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn;
+ Lập các dự án về quy hoạch nông thôn mới cấp xã;
+ Khảo sát, đo đạc xây dựng bản đồ các loại như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ qui hoạch, bản đồ địa hình, …
+ Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống thông tin đất đai (LIS) trong việc xây dựng bản đồ, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai và các mô hình dự báo sử dụng đất;
+ Đánh giá đất theo khung chuẩn của FAO, đánh giá đất đa tiêu chí;
+ Nghiên cứu kinh tế đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý;
+ Xây dựng các mô hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững cho từng địa phương và điều kiện thực tế;
+ Xây dựng cơ sở và mô hình định giá đất đai, thị trường bất động sản;
+ Đăng ký-lập hồ sơ địa chính, kiểm kê và nghiên cứu biến động đất đai.
– Khoa học đất và phân bón
+ Xây dựng bản đồ đất và phân loại đất;                    
 + Đánh giá chất lượng đất thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về tính chất lý hoá và sinh học đất;
+ Nghiên cứu các mối quan hệ giữa độ phì đất, phân bón với cây trồng;
+ Xác định các yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng và biện pháp khắc phục;
+ Chế độ dinh dưỡng của cây trồng;
+ Xây dựng qui trình bón phân cân đối- hợp lý cho cây trồng.
– Quản lý môi trường nông thôn
   + Đánh giá tác động môi trường;
   + Quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn;                
   + Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, hệ thống tưới tiêu;           
   + Sinh thái nông nghiệp và cảnh quan nông thôn;
   + Các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn như ô nhiễm nguồn nước, rác thải, ô nhiễm trong đất.
 
III. CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH
a.      Trong nước
–         Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
–         Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà nẵng
–         Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế
–         Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
–         Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình
–         Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh
–         Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An.
–         Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Thừa Thiên-Huế
–         Trung tâm Kỹ thuật đo đạc tỉnh Thừa Thiên-Huế
–         Trung tâm quy hoạch đô thị – nông thôn miền Trung  (Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP) – Bộ Xây dựng)
–         Viện nghiên cứu quản lý biển-Tổng cục Biển và Hải đảo
–         Hội Khoa học đất Việt Nam.
–         Các công ty đo đạc địa chính và qui hoạch khu vực miền Trung và Tây Nguyên
b.      Nước ngoài
–         Đại học Tổng họp Humboldt-Berlin, CHLB Đức
–         Đại học Okayama, Nhật Bản
–         Đại học Kyoto, Nhật Bản
–         Đại học Komazawa, Nhật Bản
–         Université catholique de Louvain, Bỉ
–         Đại học Utrecht
–         Asia Institute of Technology, Thái Lan
–         Đại học Dalhousie, Canađa
–         Singapore Internet Research Center, Singapo
–         Institute of Geography and Geology, ĐH Greisfwald, CHLB Đức
IV. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO

STT Tên công việc Chủ đầu tư Hoàn thành
1 Quy hoạch sử dụng đất vùng nuôi trồng thủy sản xã Phú An, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế UBND huyện Phú Vang 2000 – 2001
2 Quy hoạch sử dụng đất vùng nuôi trồng thủy sản thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế UBND huyện Phú Vang 2000 – 2001
3 Quy hoạch sử dụng đất vùng nuôi trồng thủy sản xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế UBND huyện Phú Vang 2000 – 2001
4 Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế UBND huyện Phong Điền 2001 – 2002
5 Quy hoạch sử dụng đất vùng nuôi trồng thủy sản xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế UBND huyện Phú Vang 2001 – 2002
6 Quy hoạch sử dụng đất vùng nuôi trồng thủy sản  xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế UBND huyện Phú Vang 2000 – 2001
7 Đo đạc và lập Quy hoạch chi tiết thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huê + phối hợp với Công ty tư vấn thiết kế Thừa Thiên-Huế UBND huyện Phú Lộc 2002 – 2003
8 Đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã Phong Xuân, Điền Lộc, Điền Môn, huyện Phong Điền UBND huyện Phong Điền 1999 – 2000
9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Bộ Giáo dục và Đào tạo 2007 – 2009
10 Đánh giá thích nghi đất đai xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Bộ Giáo dục và Đào tạo 2005 – 2007
11 Đánh giá chất lượng đất cát biển Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2003 – 2005
12 Nghiên cứu cơ sở khoa học để xậy dựng quy trình bón phân cân đối cho lạc trên một số loại đất chính ở Thừa Thiên Huế. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2000 – 2002
13 Tăng cường sản xuất lượng thực tại miền Trung, Việt Nam thông qua nâng cao độ phì đất cát biển Chính phủ Bỉ 2004 – 2008
14 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất vùng đồi huyện Hương Trà. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2002 – 2003
15 Quy hoạch bảo vệ xói mòn và sạt lỡ đất huyện A lưới, Thừa Thiên Huế Tổ chức IDRC, và đại học Nanyang, Singapore 2008- 2009
16 Quy hoạch và giao đất lâm  nghiệp, xã Phú Vinh, A lưới, Thừa Thiên Huế Tổ chức IDRC, Canada 2010
17 Lập bản đồ đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất 4 huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Đắkrông, tỉnh Quảng Trị Chính phủ Phần Lan 2009
18
 
 
Đo đạc, lập quy hoạch chi tiết trang trại chăn nuôi ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Công ty Đại Thành 2009
19 Lập quy hoạch sử dụng đất cho các trang trại tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2004
20 Quy hoạch sử dụng đất chi tiết Trung tâm thực hành thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Huế Trường Đại học Nông lâm Huế 2003
21 Đào tạo các khóa ngắn hạn GIS, GPS, và bản đồ cho các huyện Cam Lộ, Đắkrông, tỉnh Quảng Trị Chính phủ Phần Lan 2009
22 Đánh giá và xây dựng dự án phát triển kinh tế xã hội 4 huyện ở Quảng Ngãi Dự án PLAN 2005
23 Đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Phước, Quảng Nam Dự án FAO liên hiệp quốc 2005
24 Nghiên cứu cơ sở khoa học để xậy dựng quy trình bón phân cân đối cho lạc trên một số loại đất chính ở Thừa Thiên Huế. Bộ giáo dục và đào tạo 2000 – 2002
25 Quy hoạch sử dụng đất 4 xã của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Huyện Bố Trạch 2011
26 Quy hoạch các khu tái định canh thủy điện Dakrinh, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi 2011

 
V. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN
1. Tập thể

Hình thức khen thưởng Số khen thưởng Ngày tháng khen thưởng Người ký QĐ khen thưởng
 
1. Huân chương lao động hạng III Bộ Môn Khoa học đất và Môi trường – Khoa TNĐ và MTNN: “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong những năm qua” Số 14 7/1/1994 Chủ tịch nước
Lê Đức Anh
2. Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam cho CĐ Khoa TNĐ và MTNN:”Đã có thành tích xuất sắc trong công cuộc vận động Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm giai đoạn 2005-2010”. Số 247 14/05/2010 PGS.TS Trần Công Phong, Chủ tích CĐ Giáo dục Việt Nam
3. Bằng khen của Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam “đã có thành tích xuất sắc trong các hoạt động công đoàn năm học 2010-2011” 562/QDKT 19/07/2011 PGS. TS Trần Công Phong, Chủ tịch CĐ giáo dục Việt Nam.
4. Bằng khen của Trung ương đoàn TNCSHCM cho liên chi đoàn Khoa TNĐ và MTNN: có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào đoàn hội 444 QD/TUDTN   Bí thư TW Đoàn TNCSHCM
Võ Văn Thưởng
5.Tập thế lao động xuất sắc liên tục từ năm 2005 đến 2011   từ 2005 đến 2011 QĐ của Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế
6. Giấy khen của Đoàn thanh niên Đại học Huế, 2008, 2010, 2011: thành tích hoạt động đoàn của Liên chi Khoa TNĐ và MTNN Số 456KT/ĐTN, 91KT/QĐ ĐHH ĐTN, 85 KT/QĐ ĐHH ĐTN 2008, 2010, 2011 Bí thư Đoàn ĐHH Nguyễn Công Hào

 
2. Cá nhân

Hình thức khen thưởng Số khen thưởng Ngày tháng khen thưởng Người ký QĐ khen thưởng
 
1. Hoàng Văn Công: Nhà giáo ưu tú   1998 Chủ tịch nước
2. Lê Thanh Bồn: Nhà giáo ưu tú   2010 Chủ tịch nước
3. Trần Văn Nguyện: Huy chương vì sự nghiệp giáo dục     CĐ Ngành giáo dục VN
4. Huỳnh Văn Chương: Bằng khen của Trung ương đoàn TNCSHCM 487 25/09/2003 Hoàng Bình Quân
5. Nguyễn Tiến Nhật: Bằng khen của Tỉnh Thừa Thiên Huế 165 QĐ/KT 09/9/2009 Nguyễn Quang Tuấn
6. Trần Thanh Đức: Bằng khen của Trung ương đoàn TNCSHCM 465 25/09/2003 Hoàng Bình Quân
7. Hoàng Thị Thái Hoà: Bằng khen của Bộ trưởng về thành tích NCKH trẻ   2003 Bộ trưởng Bộ GD và ĐT
8. Nguyễn Trung Hải, giấy khen Đoàn ĐHH 2009-2010 và 2010-2011 91KT/QĐ-ĐHH-ĐTN và 85KT/QĐ-ĐHH-ĐTN 10/092010, 15/09/2011 Bí thư đoàn ĐHH
9.Nguyễn Thị Hải, Giấy khen Công đoàn ĐHH 435 và 25 2/8/2010 và 22/08/2011 Chủ tịch CĐ ĐHH
10. Huỳnh Văn Chương: Giấy khen CĐ Đại học Huế 435 2/8/2010 Chủ tịch CĐ ĐHH

 
 
 
 
 
VI. SỐ LƯỢNG SINH VIÊN CÁC KHÓA

TT Khóa học và chuyên ngành Số lượng Ghi chú
CAO HỌC
1 Quản lý đất đai khóa 8 11 Đã tốt nghiệp
2 Quản lý đất đai khóa 9 2 Đã tốt nghiệp
3 Quản lý đất đai khóa 10 3 Đã tốt nghiệp
4 Quản lý đất đai khóa 11 11 Đã tốt nghiệp
4 Quản lý đất đai khóa 12 3 Đã tốt nghiệp
5 Quản lý đất đai khóa 13 7 Đã tốt nghiệp
6 Quản lý đất đai khóa 14 15 Đã tốt nghiệp
7 Quản lý đất đai khóa 15 19 Đã tốt nghiệp
8 Quản lý đất đai khóa 16 13 Đang học
9 Quản lý đất đai khóa 17 122 Đang học
  Tổng số 206  
ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUI
1 Quản lý đất đai khóa 30 37 Đã tốt nghiệp
2 Quản lý đất đai khóa 31 42 Đã tốt nghiệp
3 Quản lý đất đai khóa 32 47 Đã tốt nghiệp
4 Quản lý đất đai khóa 33 38 Đã tốt nghiệp
5 Quản lý đất đai khóa 34 46 Đã tốt nghiệp
6 Quản lý đất đai khóa 35 48 Đã tốt nghiệp
7 Quản lý đất đai khóa 36 57 Đã tốt nghiệp
8 Quản lý đất đai khóa 37A,B 80 Đã tốt nghiệp
9 Quản lý đất đai khóa 38 64 Đã tốt nghiệp
10 Quản lý đất đai khóa 39 A,B 96 Đã tốt nghiệp
11 Quản lý đất đai khóa 40 A,B 127 Đã tốt nghiệp
12 Quản lý đất đai khóa 41 A,B 104 Đã tốt nghiệp
13 Khoa học đất khóa 41 54 Đã tốt nghiệp
14 Quản lý đất đai khóa 42 89 Đang học
15 Khoa học đất khóa 42 8 Đang học
16 Quản lý đất đai khóa 43 103 Đang học
17 Quản lý đất đai khóa 44.1 60 Đang học
18 Quản lý đất đai khóa 44.2 59 Đang học
19 Quản lý thị trường bất động sản khóa 44 37 Đang học
20 Quản lý đất đai khóa 45.1 56 Đang học
21 Quản lý đất đai khóa 45.2 58 Đang học
22 Quản lý thị trường bất động sản khóa 45 34 Đang học
23 Quản lý đất đai liên thông khóa 45 50 Đang học
  Tổng số 1394  
HỆ CAO ĐẲNG
1 Cao đẳng Quản lý đất đai khóa 42 29 Đã tốt nghiệp
2 Cao đẳng Quản lý đất đai khóa 43 41 Đang học
3 Cao đẳng Quản lý đất đai khóa 44 98 Đang học
4 Cao đẳng Quản lý đất đai khóa 45 100 Đang học
  Tổng số 268  
ĐẠI HỌC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI  (HỆ VỪA HỌC – VỪA LÀM)
1 Quản lý đất đai Phú Yên – Khóa 30 55 Đã tốt nghiệp
2 Quản lý đất đai Tây Nguyên – Khóa 31 35 Đã tốt nghiệp
3 Quản lý đất đai Tam Kỳ – Khóa 34 45 Đã tốt nghiệp
4 Quản lý đất đai Quảng Trị – Khóa 35 50 Đã tốt nghiệp
5 Quản lý đất đai Huế – Khóa 36 100 Đã tốt nghiệp
6 Quản lý đất đai Đà Nẵng – Khóa 36 65 Đã tốt nghiệp
7 Quản lý đất đai Tam Kỳ – Khóa 37 60 Đã tốt nghiệp
8 Quản lý đất đai Đà Nẵng – Khóa 39 42 Đã tốt nghiệp
9 Quản lý đất đai A lưới – Khóa 40 74 Đã tốt nghiệp
10 Quản lý đất đai Quảng Bình – Khóa 41 38 Đã tốt nghiệp
11 Quản lý đất đai Huế – Khóa 41 34 Đã tốt nghiệp
12 Quản lý đất đai Tam Kỳ – Khóa 41 53 Đang học
13 Quản lý đất đai Tam Kỳ – Khóa 43 57 Đang học
14 Quản lý đất đai Huế – Khóa 43 26 Đang học
15 Quản lý đất đai Quảng Ngãi – Khóa 43A 86 Đang học
16 Quản lý đất đai Đà Nẵng – Khóa 45 34 Đang học
  Tổng số 854  
TỔNG SỐ SINH VIÊN ĐÃ VÀ ĐANG ĐÀO TẠO 2722  

                       
 
 
 
 
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here